Đánh giá sự tăng sinh nguyên bào sợi và tân mạch tại chỗ vết thương mạn tính được điều trị bằng trị liệu hút áp lực âm

Nguyễn Tiến Dũng1,, Bùi Thị Dung1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

tân tạo tại chỗ vết thương mạn tính (VTMT) trước và sau trị liệu hút áp lực âm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng theo dõi dọc, so sánh trước - sau can thiệp, được thực hiện trên 35 bệnh nhân ≥ 18 tuổi có vết thương mạn tính, điều trị nội trú tại Trung tâm Liền vết thương (Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác) từ tháng 5/2023 đến tháng 4/2024.
Tất cả bệnh nhân đều được điều trị hút áp lực âm tại chỗ vết thương mạn tính khi có đủ chỉ định. Các chỉ tiêu được đánh giá bao gồm: diễn biến tại chỗ vết thương (tổ chức hạt, biểu mô hoá, diện tích vết thương), số lượng nguyên bào sợi và tân mạch tại ba thời điểm: trước (T0), sau 7 ngày (T1) và sau 14 ngày trị liệu hút áp lực âm (T2).
Kết quả: Sau trị liệu hút áp lực âm, biểu hiện lâm sàng tại chỗ vết thương được cải thiện rõ rệt: tổ chức hạt trở nên đỏ đẹp, mềm mại; quá trình biểu mô hoá được thúc đẩy; diện tích vết thương giảm có ý nghĩa thống kê sau 7 và 14 ngày điều trị (p < 0,05). Số lượng nguyên bào sợi và mạch máu tân tạo tại vết thương mạn tính tăng dần theo thời gian, trong đó sự gia tăng tại T2 có ý nghĩa thống kê so với T0 và T1 (p < 0,05).
Kết luận: Trị liệu hút áp lực âm (Negative pressure wound therapy - NPWT) có hiệu quả tích cực trong điều trị vết thương mạn tính, góp phần cải thiện mô học và lâm sàng tại chỗ vết thương. Thời gian trị liệu hút áp lực âm kéo dài từ 07 - 14 ngày giúp nền vết thương cải thiện tốt hơn, hỗ trợ thuận lợi cho việc ghép da hoặc đóng vết thương ở lần phẫu thuật đầu tiên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Dũng, Phạm Thị Hải Yến, Đỗ Thị Thuý (2020). Chăm sóc vết thương ngoài cộng đồng. Tạp chí Y học thực hành và Điều dưỡng lâm sàng 2020; (1): tr. 64-68.
2. Robert N, Keith GH, Paul M. Clinical challenges of chronic wounds: Searching for an optimal animal model to recapitulate their complexity. Disease Models & Mechanisms 2014; 7: 1205-1213.
3. Ayodele OI, Samuel AA, Olayinka AO, et al. Point prevalence of chronic wounds at a tertiary hospital in Nigeria. Wounds 2016; 28(2): 57-62.
4. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Thị Dung (2015). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ vết thương cấp và mạn tính tại Khoa Liền vết thương - Bệnh viện Bỏng Quốc gia năm 2014. Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng 2015; 5: tr. 35-42.
5. Mahmoud AAH, Mahmoud ARK, Mansour KZ, Ismail MIM. Comparison of NPWT and nano-silver coated dressing on wound healing in
patients with diabetic foot wound: A randomized prospective trial. The Egyptian Journal of Surgery 2024; 43(1): 271-279.
6. Galal AMM, Ismail MAM, Abdel Rahim Thabet AAK, et al. Comparative study between NPWT and tetra-silver nitrate in the management of diabetic foot ulcer. The Egyptian Journal of Surgery 2023; 42(4): 312-318.
7. Orgill DP, Bayer LR. Negative pressure wound therapy: Past, present and future. International Wound Journal 2013; 10(S1): 15-19.
8. Zhang J, Chen Z, Liu Y, Sun T. Effects of negative pressure wound therapy on angiogenesis and fibroblast proliferation in diabetic foot ulcers: A randomized controlled trial. Journal of Tissue Viability 2021; 30(1): 75-81.