Đặc điểm và kết quả điều trị bỏng lửa gas.

Ngô Tuấn Hưng1,, Ngô Minh Đức1, Nguyễn Như Lâm1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu này tìm hiểu đặc điểm và kết quả điều trị của 778 bệnh nhân bỏng lửa gas tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia giai đoạn năm 2015 - 2019. Kết quả cho thấy, bỏng lửa gas chiếm 16,59% tổng số bệnh nhân bỏng lửa. Bệnh nhân chủ yếu là người lớn (87,02%) và nam giới (76,22%), cư trú ở vùng nông thôn cao hơn thành thị (68,12% so với 31,88%). Nghề nghiệp chủ yếu là lao động tự do (37,92%), nông dân (25,32%) và công nhân (17,22%). Vị trí bỏng hay gặp là ở chi trên (91,52%), đầu mặt cổ (76,48%) và chi dưới (75,75%). Bỏng hô hấp chiếm 5,91%, bỏng sâu 25,45%, chấn thương kết hợp 2,31% và bỏng mắt 1,54%. Tỷ lệ tử vong là 7,33%. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy tuổi, diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp là những yếu tố độc lập dự báo tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Peck M. D. (2011) Epidemiology of burns throughout the world. Part I: Distribution and risk factors. Burns, 37(7), 1087-1100.
2. Ahuja R. B., Dash J. K., Shrivastava P. (2011) A comparative analysis of liquefied petroleum gas (LPG) and kerosene related burns. Burns, 37(8), 1403-1410.
3. Paliwal G., Agrawal K., Srivastava R. et al. (2014) Domestic liquefied petroleum gas: Are we using a kitchen bomb? Burns, 40 (6), 1219-1224.
4. Jin R., Wu P., Ho J. K.et al. (2018) Five-year epidemiology of liquefied petroleum gas-related burns. Burns, 44(1), 210-217.
5. Tarim M. A. (2014) Evaluation of burn injuries related to liquefied petroleum gas. Journal of Burn Care & Research, 35(3), e159-e163.
6. Aldemir M., Kara I. H., Girgin S.et al. (2005) Factors affecting mortality and epidemiological data in patients hospitalized with burns in Diyarbakir, Turkey. South African Journal of Surgery, 43(4), 159-162.
7. Jeschke, M.G., van Baar, M.E., Choudhry, M.A. et al. (2020) Burn injury. Nat Rev Dis Primers 6, 11.