Đặc điểm bỏng người lớn và thách thức trong điều trị.

Mai Xuân Thảo1, Ngô Minh Đức1,, Chu Anh Tuấn1, Lê Quốc Chiểu1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm bị bỏng, kết quả điều trị và các thách thức gặp phải trong điều trị bỏng người lớn tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu dữ liệu ở bệnh nhân bỏng người lớn điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2017.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 2,7/1, bệnh nhân đến từ nông thôn chiếm 72,36% chủ yếu không có BHYT (58,51%). Lứa tuổi bị bỏng chủ yếu từ 20 - 39 tuổi (63,83%). Tác nhân bỏng thường gặp nhất là nhiệt khô sau đó đến bỏng điện (56,91% và 24,8%). Diện tích bỏng trung bình là 9% diện tích cơ thể - DTCT (diện tích bỏng từ 3 - 20% DTCT) và diện tích bỏng sâu trung bình từ 0 - 4% DTCT, số bệnh nhân bỏng hô hấp chiếm tỷ lệ 3,83%, bệnh nhân bỏng kèm chấn thương kết hợp là 0,94%.
Ngày điều trị trung bình là 12 ngày (ngày nằm điều trị từ 7 - 23 ngày). Bỏng do điện kéo dài ngày điều trị nhất, sau đến bỏng do nhiệt khô. Bỏng hô hấp có tỷ lệ tử vong 75,1%. Chỉ số LA50 của diện tích bỏng chung là 64,26%, chỉ số LA50 của diện tích bỏng sâu là 35,68%. Bỏng điện, bỏng nhiệt khô là nguyên nhân gây bỏng rộng, bỏng sâu kèm theo tỷ lệ chấn thương kết hợp và bỏng hô hấp cao hơn với tỷ lệ tử vong chung là 4,6%. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân không có BHYT cao hơn khi bỏng nhiệt khô, bỏng điện, bỏng hô hấp kèm theo chấn thương kết hợp.
Kết luận: Trong điều trị bỏng người lớn, đặc biệt bỏng nhiệt khô và bỏng điện còn nhiều thách thức với số lượng lớn bệnh nhân bị nặng khiến ngày nằm điều trị dài hơn, tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra cũng phải kể đến ảnh hưởng của BHYT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wald, D. (2012). Burns. In S. Mahadevan & G. Garmel (Eds.), An Introduction to Clinical Emergency Medicine (pp. 207-220). Cambridge: Cambridge University Press. doi:10.1017/CBO9780511852091.022.
2. Trần Đoàn Đạo (2015), Tình hình điều trị bỏng và di chứng bỏng tại bệnh viện Chợ Rấy trong 3 năm 2012 - 2014. Y học thảm họa và Bỏng.2/2015: 25-29.
3. Ortiz-Prado E., Armijos L. and Iturralde A. L. (2015), A population-based study of the epidemiology of acute adult burns in Ecuador from 2005 to 2014. Burns.41 (3): 582-589.
4. Wang T., Nie C., Zhang H.. et al (2018), Epidemiological characteristics and factors affecting length of hospital stay for children and adults with burns in Zunyi, China: a retrospective study. PeerJ.6: e5740.
5. Nickel K. J., Omeis T. and Papp A. (2020), Demographics and clinical outcomes of adult burn patients admitted to a single provincial burn center: A 40-year review. Burns.
6. Seo D. K., Kym D., Yim H.. et al (2015), Epidemiological trends and risk factors in major burns patients in South Korea: a 10-year experience. Burns.41 (1): 181-187.
7. Iqbal T., Saaiq M. and Ali Z. (2013), Epidemiology and outcome of burns: early experience at the country's first national burns centre. Burns.39 (2): 358-362.
8. Li H., Yao Z., Tan J.. et al (2017), Epidemiology and outcome analysis of 6325 burn patients: a five-year retrospective study in a major burn center in Southwest China. Scientific reports.7: 46066.
9. Ye C., Wang X., Zhang Y.. et al (2016), Ten-year epidemiology of chemical burns in western Zhejiang Province, China. Burns.42 (3): 668-674.
10. Wardhana A., Basuki A., Prameswara A. D. H.. et al (2017), The epidemiology of burns in Indonesia’s national referral burn center from 2013 to 2015. Burns Open.1 (2): 67-73.
11. Elsous A., Ouda M., Mohsen S.. et al (2016), Epidemiology and outcomes of hospitalized burn patients in Gaza Strip: a descriptive study. Ethiopian Journal of health sciences.26 (1): 9-16.
12. Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Như Lâm (2012), Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng do tai nạn lao động. Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng.1-2012.
13. Hwee J., Song C., Tan K. C.. et al (2016), The trends of burns epidemiology in a tropical regional burns center. Burns.42 (3): 682-686.