Đặc điểm và ảnh hưởng của giới tính đến kết quả điều trị bỏng ở người cao tuổi.

Ngô Minh Đức1, Nguyễn Như Lâm1,
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm và mối liên quan giữa giới tính với kết quả điều trị bệnh nhân bỏng ở người cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 629 bệnh nhân bỏng người cao tuổi (≥ 65tuổi) điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019. Các chỉ tiêu về nhân khẩu học, đặc điểm tổn thương bỏng, kết quả diều trị được so sánh giữa hai nhóm bệnh nhân nam và nữ.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ là 51,03% và 48,97%. Bệnh nhân nữ có tuổi cao hơn (75 tuổi so với 72 tuổi; p < 0,05), tác nhân gây bỏng chủ yếu là nhiệt ướt (56,49%), trong khi ở nam giới chủ yếu là do nhiệt khô (57,94%; p < 0,01). So với nhóm bệnh nhân nữ, nhóm bệnh nhân nam có tỷ lệ bỏng sâu cao hơn đáng kể (66,67% so với 54,87%; p < 0,05).
Diện tích bỏng chung, diện tích bỏng sâu, tỷ lệ bỏng hô hấp và số lần phẫu thuật không khác nhau đáng kể giữa hai giới (p > 0,05). Chi phí điều trị trung bình cho 1% diện tích bỏng sâu ở nhóm bệnh nhân nam cao hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân nữ (p < 0,05). Tỷ lệ tử vong ở nam giới cao hơn (13,08% so với 9,74%), thời điểm tử vong sau bỏng sớm hơn (9,5 so với 11,5 ngày) nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Ở người cao tuổi, tác nhân bỏng chủ yếu là nhiệt ướt ở nữ giới và nhiệt khô ở nam giới. Bệnh nhân nam giới có tỷ lệ bị bỏng sâu và chi phí điều trị bỏng sâu cao hơn đáng kể. Tuy nhiên kết quả điều trị không có sự khác biệt giữa hai giới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dhar HL. Gender, aging, health and society. J Assoc Physicians India. 2001; 49: 1012-20.
2. Perkins M, Abesamis GM, Cleland H, Gabbe BJ, Tracy L M. Association between gender and outcomes of acute burns patients. ANZ Journal of Surgery. 2020; 91(1-2): 83-88.
3. Mabrouk A, Maher A, Nasser S. An epidemiologic study of elderly burn patients in Ain Shams University Burn Unit, Cairo, Egypt. Burns. 2003; 29(7): 687-690.
4. Gregg D, Patil S, Singh K, Marano MA, Lee R, et al. Clinical outcomes after burns in elderly patients over 70 years: A 17-year retrospective analysis. Burns. 2018; 44(1): 65-69.
5. Chang EJ, Edelman LS, Morris SE, Saffle JR. Gender influences on burn outcomes in the elderly. Burns. 2005; 31(1): 31-35.
6. Blom L, Klingberg A, Laflamme L, Wallis L, Hasselberg M. Gender differences in burns: A study from emergency centers in the Western Cape, South Africa. Burns. 2016; 42(7): 1600-1608.
7. McGwin GJr, George RL, Cross JM, Reiff DA. Gender differences in mortality following burn injury. Shock. 2002; 18(4):311-315.
8. O’Keefe GE, Hunt, JL, Purdue GF. An evaluation of risk factors for mortality after burn trauma and the identification of gender-dependent differences in outcomes11No competing interests declared. Journal of the American College of Surgeons. 2001; 192(2): 153-160.
9. Kobayashi K, Ikeda H, Higuchi R, Nozaki M, et al. Epidemiological and outcome characteristics of major burns in Tokyo. Burns. 2005; 31 Suppl 1: S3-S11.