Biến đổi tiêu hao năng lượng lúc nghỉ và tác dụng của Propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát biến đổi tiêu hao năng lượng lúc nghỉ (resting expenditure energy - REE) và tác dụng của Propranolol trên bệnh nhân bỏng nặng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 124 bệnh nhân người lớn bỏng nặng điều trị tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 8 năm 2018.
Chia ngẫu nhiên bệnh nhân nghiên cứu thành hai nhóm, nhóm sử dụng Propranolol gồm 62 bệnh nhân và nhóm chứng (không dùng Propranolol) gồm 62 bệnh nhân. Đo REE của các bệnh nhân bỏng tại các thời điểm: Vào viện (T1), tuần thứ 2 (T2), tuần thứ 3 (T3), tuần thứ 4 (T4) và tuần thứ 5 (T5) sau bỏng, so sánh, phân tích, xác định mối liên quan với diện tích, độ sâu bỏng, giới tính và kết quả điều trị để rút ra kết luận.
Kết quả: REE trung bình tại thời điểm T1 là 2431,87 Kcal/ngày, sau đó tăng ở thời điểm T2 và T3, REE giảm dần từ thời điểm T4 và đạt 2618,03 Kcal/ngày tại thời điểm T5. REE của các bệnh nhân nghiên cứu ở tất cả các thời điểm đều tăng khoảng 200% so với giá trị REE của người bình thường khỏe mạnh cùng tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng.
REE của nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn nhóm cứu sống (pT2 < 0,05, pT3 < 0,05), của bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ (pT1 < 0,01, pT2 < 0,01, pT4 < 0,05). REE tại thời điểm T2 và T3 của nhóm bệnh nhân có diện tích bỏng ≥ 60% DTCT cao hơn nhóm bệnh nhân có diện tích bỏng từ 40% đến 59% DTCT và nhóm có diện tích bỏng ≤ 39% DTCT. REE của nhóm bệnh nhân có diện tích bỏng sâu ≥ 20% DTCT cao hơn nhóm có diện tích bỏng sâu < 20% DTCT (pT3 < 0,01).
REE tại thời điểm T2, T3 của bệnh nhân dùng Propranolol thấp hơn bệnh nhân không dùng Propranolol với p < 0,05.
Kết luận: Có sự thay đổi đáng kể REE của bệnh nhân bỏng nặng. REE của bệnh nhân bỏng tăng từ 163% đến 207% so với giá trị lý thuyết, cao nhất trong khoảng thời gian từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 3 sau bỏng. REE của bệnh nhân tử vong cao hơn bệnh nhân cứu sống, REE của bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ. Bệnh nhân có diện tích bỏng chung, bỏng sâu càng lớn thì REE càng cao.
Propranolol có tác dụng cải thiện REE của các bệnh nhân bỏng nặng. Tuy nhiên, kể cả khi sử dụng Propranolol thì REE của các bệnh nhân bỏng vẫn cao hơn nhiều so với người bình thường khỏe mạnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiêu hao năng lượng lúc nghỉ, chấn thương bỏng, Propranolol
Tài liệu tham khảo
2. Herndon D.N. and Tompkins, R.G. (2004) Support of the metabolic response to burn injury. The Lancet 363, 1895-1902.
3. Hart D., et al. (2000) Persistence of muscle catabolism after severe burn. Surgery 128, 312-319.
4. Gauglitz G.G., et al. (2011) Burns: Where are we standing with propranolol, oxandrolone, rhGH, and the new incretin analogues? Current opinion in clinical nutrition and metabolic care 14, 176.
5. Herndon D.N., et al. (2012) Long-term propranolol use in severely burned pediatric patients: a randomized controlled study. Annals of surgery 256, 402.
6. Auger C., et al. (2017) The biochemical alterations underlying post-burn hypermetabolism. Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-Molecular Basis of Disease 1863, 2633-2644.
7. Jeschke M.G., et al. (2008) The pathophysiologic response to severe burn injury. Annals of surgery 248, 387.
8. Clark A., et al. (2017) Nutrition and metabolism in burn patients. Burns & trauma 5, 11.
9. Breitenstein E., et al. (1990) Effects of beta-blockade on energy metabolism following burns. Burns 16, 259-264.
10. Hart D.W., et al. (2002) β-Blockade and growth hormone after-burn. Annals of surgery 236, 450.
11. Jeschke M.G., et al. (2008) Combination of recombinant human growth hormone and propranolol decreases hypermetabolism and inflammation in severely burned children. Pediatric Critical Care Medicine 9, 209-216.