Ứng dụng bộ đo huyết áp động mạch xâm nhập trong chẩn đoán và điều trị tăng áp lực khoang do bỏng sâu chu vi chi thể.
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hội chứng chèn ép khoang ở bệnh nhân bỏng sâu chu vi chi thể.
Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật đo áp lực khoang bằng bộ đo huyết áp động mạch xâm nhập trong chẩn đoán, theo dõi điều trị tăng áp lực khoang ở bệnh nhân bỏng sâu chu vi chi thể.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 29 bệnh nhân được chẩn đoán bỏng sâu chu vi chi thể (cẳng tay, cẳng chân), vào viện trong 48 giờ đầu sau bỏng, được điều trị tại Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Bỏng Quốc gia, từ tháng 11/2018 - 11/2019. Tất cả các bệnh nhân được theo dõi các triệu chứng lâm sàng của hội chứng khoang, đo áp lực khoang ở vị trí bỏng sâu chu vi và theo dõi chỉ số áp lực khoang trước và sau rạch hoại tử.
Kết quả: Hội chứng chèn ép khoang xuất hiện ở 17/40 chi thể trên 29 bệnh nhân. Phần lớn chèn ép khoang (CEK) xảy ra ở chi thể có tổn thương độ V, hoại tử khô, do bỏng điện cao thế (với p < 0,05). Các triệu chứng lâm sàng điển hình của hội chứng CEK: Căng cứng (100%), đau (64,7%), rối loạn cảm giác (100%), mạch yếu (100%), SpO2 thấp (86,2 ± 7,8%), áp lực khoang (45,9 ± 12,9mmHg). Sau rạch hoại tử, các triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ, đặc biệt SpO2 (93,4 ± 5,2%), áp lực khoang giảm (17,18 ± 5,8mmHg) có ý nghĩa với p < 0,05. Tám chi có chỉ định cắt cụt.
Kết luận: Hội chứng chèn ép khoang là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bỏng sâu chu vi chi thể. Đo áp lực khoang chi bằng bộ đo huyết áp động mạch xâm nhập cho phép chẩn đoán sớm và theo dõi hội chứng chèn ép khoang.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng sâu chu vi chi thể, hội chứng chèn ép khoang
Tài liệu tham khảo
2. David L. Justis, MĐ (1976), “Tibial Compartment Syndromes in Burn Patients”, Tibial Compartment Syndromes, pp. 1004-1008.
3. Boccara D., Lavocat R., (2017), “Pressure guided surgery of compartment syndrome of the limbs in burn patients”, Annals of Burns and Fire Disasters, pp. 193-197.
4. Nguyễn Đức Phúc (1995), "Hội chứng khoang - một biến chứng nặng của gãy xương cẳng chân", Tập san ngoại khoa, 9, tr. 226-227.
5. Mai Xuân Thảo (2009), “Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị tại chỗ bỏng do dòng điện cao thế” luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y.
6. Đỗ Quang Hùng (1998), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị ngoại khoa bỏng do luồng điện”, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.