Lựa chọn phương pháp vô cảm cho phẫu thuật cắt hoại tử ghép da trên bệnh nhân cao tuổi mắc nhiều bệnh nặng kết hợp (Thông báo lâm sàng).

Nguyễn Ngọc Thạch1,, Nguyễn Hồng Thái1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gây mê cho phẫu thuật cắt hoại tử ghép da trên bệnh nhân cao tuổi suy tim độ III, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp II, viêm phổi, bệnh tim thiếu máu cục bộ, hẹp động mạch vành phải, huyết khối tĩnh mạch đùi đã đặt filter tĩnh mạch chủ dưới là một thách thức với bác sỹ gây mê vì nguy cơ suy tim nặng lên, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ có thể xảy ra trong và sau mổ.
Vào ngày 5/12/2019, chúng tôi đã gây mê thành công cho ca phẫu thuật cắt hoại tử ghép da trên bệnh nhân cao tuổi mắc nhiều bệnh năng kết hợp như trên.
Giới thiệu ca bệnh: Bệnh nhân nữ 88 tuổi có tiền sử suy tim độ III, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp II, viêm phổi, bệnh tim thiếu máu cục bộ, hẹp động mạch vành phải, huyết khối tĩnh mạch đùi đã đặt filter tĩnh mạch chủ dưới, phẫu thuật tắc ruột.
Ngày 28/11/2019 bệnh nhân vào Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác với tình trạng tỉnh, thể trạng béo, thân nhiệt 37,30C; mạch 78 lần/phút - không đều; huyết áp 170/90mmHg, SpO2 99%, tự thở qua Sjoberg mở khí quản, rì rào phế nang giảm hai đáy phổi, rải rác rales nổ, bụng mềm chướng. Tại chỗ: Tổn thương hoại tử và tổ chức hạt xấu vùng bụng diện tích 3%.
Ngày 5/12/2019, bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt hoại tử ghép da vùng bụng dưới gây mê.
Kết luận: Gây mê cho phẫu thuật cắt hoại tử ghép da trên bệnh nhân cao tuổi mắc nhiều bệnh nặng kết hợp yêu cầu khám bệnh chi tiết, chuẩn bị bệnh nhân trước mổ tối ưu, lập kế hoạch gây mê và theo dõi cẩn thận trong phẫu thuật. Gây mê với các thuốc mê, thuốc an thần, thuốc giảm đau ít ảnh hưởng đến huyết động là các yếu tố quan trọng giúp gây mê phẫu thuật thành công ở bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn gây mê hồi sức trường đại học y Hà nội (2006), “Gây mê mổ bệnh nhân tăng huyết áp” Bài giảng gây mê hồi sức dùng cho đại học và sau đại học tập II, Nhà xuất bản y học, Hà nội, trang 250-261.
2. Bộ môn gây mê hồi sức trường đại học y Hà nội (2006), “Gây mê mổ những người mang bệnh tim” Bài giảng gây mê hồi sức dùng cho đại học và sau đại học tập II, Nhà xuất bản y học, Hà nội, trang 262-273.
3. Sota Omoigui (1995), The anesthesia drugs handbook, second edition, Mosby-Year Book Inc, Baltimore, USA, p.127-232
4. Wilton C. Levine (2010), “Chapter 11. Intravenous and Inhalation Anesthetics” Handbook of Clinical Anesthesia Procedures of the Massachusetts General Hospital, eighth edition, Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphia, USA, p.150-164