Bước đầu khảo sát sự biến đổi một số thông số huyết động bằng phương pháp USCOM ở tám bệnh nhân cắt hoại tử bỏng và ghép da

Nguyễn Ngọc Thạch1, Nguyễn Văn Quỳnh2,, Đặng Đức Cảnh2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phẫu thuật cắt hoại tử bỏng và ghép da thường được thực hiện trên bệnh nhân bỏng sâu diện rộng. Phẫu thuật này gây mất máu nhiều. Do đó, đòi hỏi theo dõi sát và điều trị kịp thời các rối loạn huyết động. Gần đây với phương pháp theo dõi cung lượng tim theo nguyên lý siêu âm (Ultrasonic cardiac output monitor - USCOM) giúp theo dõi huyết động không xâm lấn.
Tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, phương pháp này đã được áp dụng để hỗ trợ điều chỉnh huyết động trên các bệnh nhân sốc bỏng, sốc nhiễm khuẩn huyết, đánh giá thay đổi huyết động tiền gánh, hậu gánh và tại tim ở khoa Hồi sức cấp cứu; nhưng phương pháp này lại chưa được áp dụng trong việc theo dõi huyết động ở các bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật cắt hoại tử bỏng ghép da.
Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi bước đầu khảo sát sự biến đổi một số thông số huyết động thông qua 8 trường hợp phẫu thuật cắt hoại tử bỏng ghép da được sử dụng phương pháp theo dõi cung lượng tim theo nguyên lý siêu âm.
Qua nghiên cứu 8 trường hợp cắt hoại tử bỏng ghép da bước đầu chúng tôi nhận thấy các thông số biến thiên thể tích nhát bóp (SVV), sức cản mạch hệ thống (SVR) đều cao hơn giá trị bình thường tương ứng với khoảng tuổi, trái lại thể tích nhát bóp (SV), chỉ số thể tích nhát bóp (SVI) thấp hơn giá trị bình thường tương ứng với khoảng tuổi. Tuy nhiên các thông số cung lượng tim (CO), chỉ số tim (CI) đều nằm trong giá trị bình thường tương ứng với khoảng tuổi tại năm thời điểm nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Học viện Quân y (2018). Giáo trình bỏng “Các phương pháp phẫu thuật điều trị bỏng", Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà nội, trang 145-65.
2. Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thúy Ngân, Đoàn Ngọc Giang Lâm, Nguyễn Quốc Kính (2015). "Các thông số huyết động đo bằng USCOM có đủ độ tin cậy", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 1(2), trang 24-27.
3. Hoàng Văn Vụ (2018). "Ứng dụng phương pháp USCOM trong đánh giá và điều chỉnh huyết động ở bệnh nhân sốc bỏng", Luận văn bác sỹ nội trú, Học viện Quân y.
4. Nguyễn Quốc Kính, Nguyễn Thị Thu Yến (2016), "Đánh giá thay đổi huyết động đo bằng USCOM ở bệnh nhân phẫu thuật chấn thương được truyền dịch tinh thể và dịch keo trước gây tê tủy sống", Tạp chí Y học Thực hành 1015, trang 135-140.