Vai trò tiên lượng của nồng độ Lactate và kiềm dư máu động mạch tại thời điểm vào viện sau bỏng

Ngô Tuấn Hưng1,, Nguyễn Như Lâm1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan và giá trị tiên lượng của nồng độ Lactate và kiềm dư máu động mạch lúc vào viện với tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân bỏng nặng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 121 bệnh nhân (BN) bỏng nặng người lớn nhập viện trong vòng 72 giờ sau bỏng tại bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ 1/1/2021 -  31/12/2021. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về nồng độ Lactate và kiềm dư máu động mạch lúc vào viện.
Kết quả: Nồng độ Lactate và độ thiếu hụt kiềm dư máu động mạch lúc vào viện lớn hơn đáng kể ở nhóm tử vong so với nhóm được cứu sống (p < 0,001). Giá trị tiên lượng tử vong của nồng độ Lactate và kiềm dư máu động mạch mức độ tốt (AUC = 0,82; 95%CI: 0,74 - 0,9; điểm cắt: 4mmol/l; độ nhạy: 79,17%; độ đặc hiệu: 74,23%; độ chính xác: 75,21%; p = 0,0000) và khá (AUC = 0,77; 95% CI:  0,66 - 0,88; điểm cắt là 5,4mmol/l; độ nhạy: 83,33%; độ đặc hiệu: 68,04%; độ chính xác: 71,07%; p = 0,0000). Tuy nhiên kết quả phân tích đa biến cho thấy hai chỉ số này không ảnh hưởng độc lập đến tử vong.
Kết luận: Giá trị tiên lượng tử vong của nồng độ Lactate và kiềm dư máu động mạch mức độ tốt và khá, tuy nhiên không có mối liên quan độc lập tới tử vong. Cần nghiên cứu thêm để đưa các chỉ số này vào áp dụng tiên lượng bệnh nhân bỏng nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Germann G., Steinau H. (1993) Current aspects of burn treatment. Zentralblatt fur Chirurgie, 118 (5), 290-302.
2. Kamolz L.-P., Andel H., Schramm W.et al. (2005) Lactate: early predictor of morbidity and mortality in patients with severe burns. Burns, 31 (8), 986-990.
3. Andel D., Kamolz L.-P., Roka J.et al. (2007) Base deficit and lactate: early predictors of morbidity and mortality in patients with burns. Burns, 33 (8), 973-978.
4. Cochran A., Edelman L. S., Saffle J. R.et al. (2007) The relationship of serum lactate and base deficit in burn patients to mortality. Journal of burn care & research, 28 (2), 231-240.
5. Jeng J. C., Jablonski K., Bridgeman A.et al. (2002) Serum lactate, not base deficit, rapidly predicts survival after major burns. Burns, 28 (2), 161-166.
6. Brusselaers N., Monstrey S., Vogelaers D.et al. (2010) Severe burn injury in Europe: a systematic review of the incidence, etiology, morbidity, and mortality. Critical care, 14 (5), 1-12.
7. Armstrong R., Mackersie A., McGregor A.et al. (1977) The respiratory injury in burns. An account of the management. Anaesthesia, 32 (4), 313-319.
8. Lam N. N., Hung N. T., Duc N. M. (2021) Prognosis value of revised Baux score among burn patients in developing country. International Journal of Burns and Trauma, 11 (3), 197.
9. Smith I., Kumar P., Molloy S.et al. (2001) Base excess and lactate as prognostic indicators for patients admitted to intensive care. Intensive care medicine, 27 (1), 74-83.
10. Saad S., Mohamed N., Moghazy A.et al. (2016) Venous glucose, serum lactate and base deficit as biochemical predictors of mortality in patients with polytrauma. Ulus Travma Acil Cerrahi Derg, 22 (1), 29-33.