Đặc điểm và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Bỏng Quốc Gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ, đặc điểm và kết quả điều trị bệnh nhân (BN) bỏng có bảo hiểm y tế (BHYT).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 15.301 bệnh nhân bỏng điều trị trong 5 năm (2016 - 2020) tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm có hoặc không có BHYT được so sánh về các đặc điểm, kết quả điều trị.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân bỏng có BHYT là 82,57%, gia tăng theo thời gian. Nhóm bệnh nhân có BHYT có tỷ lệ nam giới và người lớn thấp hơn, nhập viện muộn hơn, tác nhân bỏng là nhiệt ướt cao hơn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm về nơi cư trú, diện tích bỏng, chấn thương kết hợp nhưng diện tích bỏng sâu lớn hơn, tỷ lệ bỏng hô hấp thấp hơn và tỷ lệ có bệnh kết hợp cao hơn ở nhóm có BHYT.
Nhóm bệnh nhân có BHYT có thời gian điều trị dài hơn có ý nghĩa thống kê (15 so với 9 ngày; p < 0,01), chi phí điều trị cung cấp nhiều hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể so với nhóm không có BHYT (2,79% so với 5,21%; p < 0,001) tuy nhiên chưa đạt đến mức ảnh hưởng độc lập khi phân tích đa biến.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân bỏng có BHYT tương đối cao và mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bỏng, cần được khuyến khích gia tăng tỷ lệ này trong cộng đồng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng, Bảo hiểm y tế (BHYT), kết quả điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Trúc Hương. (2016). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm y tế của hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Doctoral dissertation, Đại học Trà Vinh).
3. Dickieson, J., Arkus, V., & Wiertz, C. (2009). Factors that influence the purchase of organic food: A study of consumer behavior in the UK. Cass Business School, London.
4. Yamada, T., Chen, C. C., Yamada, T., Noguchi, H., & Miller, M. (2009). Private health insurance and hospitalization under Japanese national health insurance. The Open Economics Journal, 2, 61-70.
5. Yellaiah, J., & Ramakrishna, G. (2012). Socio-economic determinants of health insurance in India: the case of Hyderabad city. International Journal of Development and Sustainability, 1(2), 111-119.
6. Hulsebos, I. F., Collier, Z. J., Spera, L. J., Johnson, M. B., Hulsebos, E. M., Yenikomshian, H. A., & Gillenwater, J. (2021). Burn Patient Insurance Status Influences Hospital Discharge Disposition and Utilization of Post-Discharge Outpatient Care. Journal of Burn Care & Research. https://doi.org/10.1093/jbcr/irab124.
7. Keshri, V. R., & Jagnoor, J. (2022). Burns in India: a call for health policy action. The Lancet Public Health, 7(1), e8-e9.
8. Choi, J., CHOI, H. J., KANG, K. J., SEO, B. F., Shin, J., & Jung, S. N. (2018). Feature analysis of burn patients in Korea using national health insurance database. Journal of Korean Burn Society, 55-58.