Vai trò tiên lượng của chỉ số De Ritis thời điểm vào viện ở bệnh nhân bỏng nặng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng của chỉ số De Ritis thời điểm vào viện đối với tử vong ở bệnh nhân bỏng nặng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 121 bệnh nhân (BN) bỏng người lớn, diện tích bỏng ≥ 20% diện tích cơ thể (DTCT), nhập viện trong vòng 72 giờ sau bỏng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 01/1/2021 - 31/12/2021. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm đặc điểm bệnh nhân, chỉ số De Ritis (tỷ số AST/ALT) lúc vào viện và mối liên quan của chỉ số này với đặc điểm tổn thương bỏng, biến chứng và kết quả điều trị.
Kết quả: Chỉ số De Ritis trung bình lúc vào viện của bệnh nhân là 2,28 ± 1,57. Chỉ số này cao hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) ở nhóm bệnh nhân bị bỏng điện, bệnh nhân có diện tích bỏng sâu ≥ 20% DTCT.
Tuổi, giới tính, diện tích bỏng, bỏng hô hấp không có liên quan đáng kể với chỉ số này. Chỉ số De Ritis lúc vào viện cũng cao hơn đáng kể ở nhóm bệnh nhân có các biến chứng ARDS, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và tử vong. Phân tích đa biến xác nhận cùng với diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp, chỉ số De Ritis vào viện là yếu tố độc lập dự báo tử vong với giá trị tiên lượng ở mức độ khá (AUC = 0,72; điểm cắt: 2,85; độ nhạy 70,83%; độ đặc hiệu: 77,32%).
Kết luận: Ở bệnh nhân nhân bỏng nặng, chỉ số De Ritis lúc vào viện tăng cao và có mối liên quan độc lập với tử vong. Cần có phác đồ điều trị hợp lý, tối ưu cho các bệnh nhân bỏng nặng có chỉ số De Ritis lúc vào viện ≥ 2,85 để giảm thiểu biến chứng và nguy cơ tử vong sau bỏng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng nặng, Chỉ số De Ritis
Tài liệu tham khảo
2. Rief P., Pichler M., Raggam R., et al. (2016) The AST/ALT (De-Ritis) ratio: a novel marker for critical limb ischemia in peripheral arterial occlusive disease patients. Medicine, 95 (24),
3. Ewid M., Sherif H., Allihimy A. S., et al. (2020) AST/ALT ratio predicts the functional severity of chronic heart failure with reduced left ventricular ejection fraction. BMC Research Notes, 13 (1), 1-6.
4. Yu J., Kim H. Y., Kong Y.-G., et al. (2021) De Ritis ratio as a predictor of 1-year mortality after burn surgery. Burns, 47 (8), 1865-1872.
5. Sookoian S., Castaño G. O., Scian R., et al. (2016) Serum aminotransferases in nonalcoholic fatty liver disease are a signature of liver metabolic perturbations at the amino acid and Krebs cycle level, 2. The American journal of clinical nutrition, 103 (2), 422-434.
6. Kim H. Y., Kong Y. G., Park J. H., et al. (2019) Acute kidney injury after burn surgery: preoperative neutrophil/lymphocyte ratio as a predictive factor. Acta Anaesthesiologica Scandinavica, 63 (2), 240-247.
7. Steininger M., Winter M.-P., Reiberger T., et al. (2018) De-Ritis ratio improves long-term risk prediction after acute myocardial infarction. Journal of clinical medicine, 7 (12), 474.
8. Heng J. S., Clancy O., Atkins J., et al. (2015) Revised Baux Score and updated Charlson comorbidity index are independently associated with mortality in burns intensive care patients. Burns, 41 (7), 1420-1427.
9. Hu X., Yang W.-X., Wang Y., et al. (2020) The prognostic value of De Ritis (AST/ALT) ratio in patients after surgery for urothelial carcinoma: a systematic review and meta-analysis. Cancer cell international, 20 (1), 1-8.
10. Tan X., Xiao K., Liu W., et al. (2013) Prognostic factors of distal cholangiocarcinoma after curative surgery: a series of 84 cases. Hepato-gastroenterology, 60 (128), 1892-1895.