Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật cắt hoại tử và ghép da bằng truyền tĩnh mạch liên tục hỗn hợp Nefopam và Morphin ở bệnh nhân bỏng.

Võ Văn Hiển1, Nguyễn Văn Quỳnh1, Cao Xuân Đường1, Đỗ Đăng Ngân2,, Ninh Thị Kim Oanh3
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
2 Học viện Quân Y
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của hỗn hợp Nefopam-Morphin ở bệnh nhân cắt hoại tử bỏng và ghép da.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trên 64 bệnh nhân bỏng được chia làm 02 nhóm, có chỉ định cắt hoại tử bỏng và ghép da. Sau phẫu thuật, 30 bệnh nhân được truyền Morphin (nhóm M) và 34 bệnh nhân được truyền hỗn hợp Nefopam-Morphin (nhóm N) để kiểm soát đau sau mổ. Đánh giá mức độ giảm đau ở các bệnh nhân của hai nhóm nghiên cứu bằng thang điểm VAS (visual analogue scale).
Kết quả: Điểm VAS khi nghỉ của nhóm N tại thời H0, H3, Hkt thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm M (2,65 ± 0,59 vs 2,90 ± 0,30; 2,53 ± 0,56 vs 2,53 ± 0,73; 2,38 ± 0,49 vs 2,90 ± 0,40) (p<0,05). Điểm VAS khi vận động ở nhóm N tại thời điểm H6, H9, Hkt thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm M (3,38 ± 0,55 vs 3,70 ± 0,70; 3,29 ± 0,46 vs 3,60 ± 0,56; 3,24 ± 0,55 vs 3,83 ± 0,37) (p<0,05). Ở các thời điểm còn lại, sự khác biệt về điểm VAS khi nghỉ và khi vận động giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân rất hài lòng và hài lòng cao ở cả 2 nhóm.
Kết luận: Truyền tĩnh mạch liên tục hỗn hợp Nefopam-Morphin có hiệu quả giảm đau tốt sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng và ghép da. Bệnh nhân hài lòng với phương pháp giảm đau áp dụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Summer G. J., Puntillo K. A., Miaskowski C., et al. (2007) Burn injury pain: the continuing challenge. The journal of pain, 8 (7), 533-548.
2. Meyer III W. J., Martyn J. J., Wiechman S., et al. (2018) Management of pain and other discomforts in burned patients. Total burn care, Elsevier, 679-699. e676.
3. Rudd R. A., Aleshire N., Zibbell J. E., et al. (2016) Increases in drug and opioid overdose deaths in the United States, 2000-2014. Morbidity mortality weekly report, 64 (50 & 51), 1378-1382.
4. Tramoni, G., Viale, J. P., Cazals, C., & Bhageerutty, K. (2003). Morphine-sparing effect of nefopam by continuous intravenous injection after abdominal surgery by laparotomy. European journal of anaesthesiology, 20(12), 990-992.
5. Manoir, B & Aubrun, Frédéric & Langlois, M & Guern, M & Alquier, C & Chauvin, M & Fletcher, Dominique. (2003). Randomized prospective study of the analgesic effect of nefopam after orthopaedic surgery. British journal of anaesthesia. 91. 836-41. 10.1093/BJA/ aeg264.
6. Lê Hải Trung (2016) Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng và ghép da bằng morphin truyền tĩnh mạch liên tục, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Học viện Quân y.
7. K. A. Grunzweig, J. Son and A. R. Kumar (2020) Regional Anesthetic Blocks for Donor Site Pain in Burn Patients: A Meta-Analysis on Efficacy, Outcomes, and Cost. Plast Surg (Oakv), 28(4), 222-231.