Đặc điểm tổn thương mô bệnh học của động mạch ngoại vi ở chi thể tổn thương do dòng điện cao thế.
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trong những thập kỷ gần đây, điện cao thế là một trong những tác nhân gây chấn thương bỏng hay gặp trong cuộc sống hàng ngày. Mạch máu được biết đến là mô dễ bị tổn thương sớm ngay sau bỏng bởi dòng điện. Nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm tổn thương mô bệnh học của mạch máu ngoại vi trên các chi thể bị tổn thương do dòng điện cao thế.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2020 đến hết tháng 7 năm 2020, chúng tôi lựa chọn các bệnh nhân bỏng điện cao thế điều trị nội trú ở Khoa Điều trị Bỏng Người lớn. Tuổi của nhóm bệnh nhân trên 16 tuổi, không có các chấn thương phối hợp.
Các thông tin về dịch tễ học được thu thập bao gồm: Tuổi, giới tính, số lần phẫu thuật cắt cụt, số chi thể bị tổn thương, thời gian từ khi bị bỏng đến khi lấy mẫu sinh thiết. Thời gian sinh thiết sớm được định nghĩa là trong vòng 72h sau chấn thương bỏng. Các mẫu sinh thiết động mạch được thu thập trong quá trình phẫu thuật, tại các vị trí cổ tay, cổ chân, 1/3 giữa cẳng chân và cẳng tay, hoặc tại vị trí cắt cụt.
Kết quả: Có 18 bệnh nhân bỏng điện nhập viện điều trị nội trú, nam giới chiếm 88,9% và độ tuổi trung bình là 36 (từ 17 đến 54). Chúng tôi thu thập được 66 mẫu sinh thiết động mạch. Tỷ lệ các mẫu động mạch (ĐM) trong nghiên cứu bị tổn thương lớp nội mạc lên đến 97%. Tổn thương dạng bong tróc 62/66 mẫu (93,96%). Tỷ lệ hoại tử đông lớp áo giữa và lớp áo ngoài tương ứng là 19,7% và 3%. 13/66 mẫu có hình ảnh xâm nhiễm bạch cầu đa nhân tại lớp áo trong. Trên tất cả các tiêu bản, chúng tôi thấy 7 mẫu tổn thương phình mạch hoàn toàn, và 17 mẫu phình mạch không hoàn toàn.
Kết luận: Tổn thương mạch máu do điện cao thế đa dạng và phức tạp. Mức độ tổn thương được biểu hiện rõ trong cấu trúc của từng lớp áo động mạch. Tổn thương đặc trưng của lớp tế bào nội mô là hình ảnh bong tróc tế bào, thuận lợi cho quá trình hình thành huyết khối. Phình mạch hoặc tắc mạch là hậu quả cuối cùng do ổn thương lớp áo giữa và lớp áo ngoài của thành mạch máu. Cần có các nghiên cứu sâu hơn để có các biện pháp hạn chế sự tổn thương động mạch, nhằm giảm tỷ lệ cắt cụt chi thể trong bỏng điện cao thế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bỏng điện cao thế, tổn thương mạch máu ngoại vi
Tài liệu tham khảo
2. K. C. Mazzetti-Betti, A. C. Amancio, J. A. Farina, Jr., M. E. Barros, et al. (2009) High-voltage electrical burn injuries: functional upper extremity assessment. Burns, 35 (5), 707-713.
3. A. H. Buja Z., Hoxha E. (2010) Electrical burn injury. An eight-year review. Annals of Burns and Fires Disasters, XXIII (March 2010), 7.
4. T. N. Ngọc (2018). Giáo trình Bỏng, Học Viện Quân Y.
5. F. A. Herrera, A. H. Hassanein, B. Potenza, M. Dobke, et al. (2010) Bilateral upper extremity vascular injury as a result of a high-voltage electrical burn. Ann Vasc Surg, 24 (6), 825 e821-825.
6. W. Xuewei (1983) Vascular injuries in electrical burns--the pathologic basis for the mechanism of injury. Burns, 9, 4.
7. V. Tayfur, A. Barutcu, Y. Bardakci, C. Ozogulet al. (2011) Vascular pathological changes in rat lower extremity and timing of microsurgery after electrical trauma. J Burn Care Res, 32 (3), e74-81.
8. D. P. T. R. Maluegha, M. A. Widodo, B. Pardjianto, E. Widjajanto (2015) Endothelial progenitor cells lowering effect and compensative mechanism in electrical burn injury models of a rat. Biomarkers and Genomic Medicine, 7 (2), 78-82.
9. Y. Wang, M. Liu, W. B. Cheng, F. Li et al. (2008) Endothelial cell membrane perforation of the aorta and pulmonary artery in the electrocution victims. Forensic Sci Int, 178 (2-3), 204-206.
10. Đ. L. Tuấn (2008) Nghiên cứu điều trị phẫu thuật bỏng sâu vùng cổ tay trước do điện cao thế, Ph.D, Học viện Quân Y.
11. S. M. Rehman, G. Yi, D. P. Taggart (2013) The radial artery: current concepts on its use in coronary artery revascularization. Ann Thorac Surg, 96 (5), 1900-1909.
12. V. D. Aiello, P. S. Gutierrez, M. J. Chaves, A. A. Lopes, et al. (2003) Morphology of the internal elastic lamina in arteries from pulmonary hypertensive patients: a confocal laser microscopy study. Mod Pathol, 16 (5), 411-416.
13. M. Bruczko, M. Wolanska, A. Malkowski, K. Sobolewskiet al. (2016) Evaluation of Vascular Endothelial Growth Factor and Its Receptors in Human Neointima. Pathobiology, 83 (1), 47-52.