Điều trị thành công bệnh nhi bỏng điện cao thế nặng

Hồ Thị Vân Anh1,, Lê Đức Mẫn1, Nguyễn Ngọc Tuấn1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bỏng điện cao thế là loại bỏng nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nếu điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề như giảm hoặc mất chức năng vận động, tỷ lệ tàn phế cao. Diễn biến lâm sàng thường nặng nề khi bỏng rộng và sâu kèm theo nhiều biến chứng như suy thận cấp, chảy máu thứ phát, nhiễm khuẩn, hoại thư sinh hơi. Chẩn đoán đúng và sớm, điều trị tích cực, rạch hoại tử giải phóng chèn ép, phẫu thuật cắt cụt sớm khi có chỉ định kết hợp điều trị dự phòng biến chứng, theo dõi sát toàn trạng bệnh nhân đã tạo nên thành công trong điều trị bệnh nhi bỏng điện cao thế nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Bỏng Quốc gia, (2006), "Bỏng do dòng điện", sách (Hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu, điều trị và dự phòng bỏng cho trẻ em), Nhà xuất bản Lao Động, Xã Hội, trang 142 - 149
2. Gajbhiye. AS Meshram. MM, Gajaralwar. RS (2013) "The management of electrical burn", Indian J Surg, 75 (4): 278 - 283.
3. Handschin. AE, Vetter. S, Jung. F et al (2009) "A Case matches controlled study on high voltage electrical injuries vs thermal burns" J Burn Care Res, 30: 400 - 407.
4. Bhavsar. P, Rathod. KJ, Rathod. D et al (2013), "Utility of serum creatinine, creatine kinase and urinary myoglobin in detecting acute renal failure due to rhabdomyolysis in trauma and electrical burn patients", Indian J Surg, 75 (1): 17 - 21.
5. Babu VS, Sharma (2020) "Study of serum creatine kinase and lactate dehydrogenase levels and their correlation in high-voltage electric contact burns", European Journal of plastic surgery, https://doi.org/ 10.1007/s00238-020-01695-z