Đánh giá kết quả trồng lại ngón tay cái đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Thái Giáp Trình1,, Đào Văn Giang2
1 Bộ môn Phẫu thuật tạo hình, tái tạo và thẩm mỹ, Học viện Quân y
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả trồng lại ngón tay cái đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu tại Khoa Phẫu thuật Hàm Mặt và Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 8 năm 2022.
Kết quả cho thấy tỷ lệ trồng ngón tay cái sống sau phẫu thuật trồng lại bằng kĩ thuật vi phẫu là 100%, có 2 trường hợp hoại tử một phần và không có trường hợp nào hoại tử toàn bộ. Kết quả sống của trồng ngón tay cái liên quan với hình thái tổn thương (p = 0,002), cách bảo quản đúng ngón cái đứt rời (p = 0,04). Các bệnh nhân có kết quả trồng ngón tay cái sống có thời gian thiếu máu thấp hơn đáng kể so với các bệnh nhân có kết quả hoại tử 1 phần vùng mép da (p = 0,02). 40% số bệnh nhân hồi phục cảm giác nóng lạnh về bình thường.
Kết quả đo sức cơ cho thấy, đa số bệnh nhân đều đạt mức 75 - 100%. 40% số bệnh nhân có kết quả hồi phục chức năng của bàn tay tốt. Tập phục hồi chức năng đầy đủ giúp cho phục hồi chức năng vận động và phục hồi chức năng chung của bàn tay tốt hơn (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Bắc Hùng (1998). Trồng lại bàn tay, ngón tay bằng kỹ thuật vi phẫu. Y học thực hành, 5 (348), 44-47.
2. Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Thế Hoàng, Lưu Hồng Hải (2003). Nối lại bàn tay, ngón tay bằng kỹ thuật vi phẫu - kinh nghiệm trong 9 năm. Y học Việt Nam, 292, 13-19.
3. Lê Văn Đoàn, Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Thế Hoàng (2011). Kết quả trồng lại 159 ngón tay cái đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu tại bệnh viên Trung ương Quân đội 108. Tạp chí nghiên cứu y học, 77, 77-83.
4. Biemer E. (1980) Definitions and classifications in replantation surgery. British Journal of Plastic Surgery, 33 (2), 164-168.
5. Strickland J. W. (1995) Flexor tendon injuries: I. Foundations of treatment. JAAOS-Journal of the American Academy of Orthopaedic Surgeons, 3 (1), 44-54.
6. Kapandji A. (1986) Clinical test of apposition and counter-apposition of the thumb. Annales de chirurgie de la main: organe officiel des societes de chirurgie de la main, 5 (1), 67-73.
7. Tamai S., Michon J., Tupper J., et al. (1983). Report of subcommittee on replantation. The Journal of hand surgery, 8 (5), 730-732.
8. Chung-Wei C., Yun-Qing Q., Zhong-Jia Y. (1978). Extremity replantation. World Journal of Surgery, 2 (4), 513-521.
9. Phan Đức Minh Mẫn (2000) Điều trị nối vi phẫu trong đứt lìa ngón tay cái, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
10. Lê Văn Đoàn (2008). Kết quả trồng lại 314 chi thể bằng kỹ thuật vi phẫu tại bệnh viên Trung ương Quân đội 108 - kinh nghiệm 13 năm. Y học thực hành, 2, 45-50.
11. Sebastin S. J., Chung K. C. (2011) A systematic review of the outcomes of replantation of distal digital amputation. Plastic and Reconstructive Surgery, 128 (3), 723-737.
12. Sharma S., Lin S., Panozzo A., et al. (2005) Thumb replantation: a retrospective review of 103 cases. Annals of plastic surgery, 55 (4), 352-356.
13. Kaplan F. T. D., Raskin K. B. (2001). Indications and surgical techniques for digit replantation. Bulletin of the Hospital for Joint Diseases Orthopaedic Institute, 60 (3-4), 179-188.
14. Giardi D., Crosio A., Da Rold I.et al. (2020) Long-term clinical results of 33 thumb plantations: injury, 51, S71-S76.