Vạt cân mỡ cuống mạch liền - chất liệu tốt trong phẫu thuật tạo hình phủ điều trị tổn khuyết phần mềm bàn ngón tay

Trần Vân Anh1, Vũ Quang Vinh1, Hoàng Thanh Tuấn2, Tống Thanh Hải2, Nguyễn Đoàn Tiến Linh2, Nguyễn Bá Hưng3,
1 Bệnh viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo hình phủ tổn khuyết phần mềm bàn ngón tay do bỏng bằng vạt cân mỡ cuống mạch liền
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 9 trường hợp tổn khuyết phần mềm bàn ngón tay (chủ yếu do bỏng điện) đã được điều trị thành công với việc sử dụng vạt cân mỡ cuống mạch liền. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2021-9/2022 tại Trung tâm Phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ & Tái tạo (TT PTHH), Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Kết quả: 9 bệnh nhân độ tuổi trung bình 33, có tổn khuyết phần mềm sâu, lộ gân, xương khớp bàn ngón tay được phẫu thuật che phủ bằng 9 vạt cân mỡ có nguồn nuôi là các động mạch liên cốt mu tay và động mạch bên ngón tay. Vạt với kích thước đa dạng trong khoảng từ (2 x 5)cm đến (4 x 7)cm. Có 8/9 trường hợp, đạt kết quả tốt, 1 trường hợp toác vết mổ, chậm liền. Vạt cân mỡ cuống mạch liền đảm bảo tốt việc che phủ tổn khuyết sâu giúp bệnh nhân giữ lại được chi thể, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế được nhiều biến chứng. Vùng cho vạt được khâu đóng kín da một thì, tổn thương vùng cho vạt không đáng kể, không biến dạng hình thể tại vùng cho vạt.
Kết luận: Vạt cân mỡ cuống mạch liền là một chất liệu tốt đối với việc che phủ làm liền vết thương bỏng sâu vùng bàn ngón tay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đỗ Lương Tuấn (2008),’’ Nghiên cứu điều trị bỏng sâu vùng cẳng tay trước do điện cao thế’’.tr13
2. Nguyễn Đức Tiến Phạm Bắc Hùng, Phạm Văn Duyệt (2021), "Đánh giá kết quả tạo hình tổn khuyết phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ", Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 504, tr. 38-42.
3. J. Braga Silva, F. Faloppa, W. Albertoni (2012), " Adipofascial turnover flap for the coverage of the dorsum of the thumb: an anatomic study and clinical application"
4. Ege Ahmet, Tuncay Ibrahim và Ercetin Omer (2002), "Foucher's first dorsal metacarpal artery flap for thumb reconstruction: evaluation of 21 cases", IMAJ-RAMAT GAN-. 4(6), tr. 421-423.
5. C.S.Lai, S-D.Lin, C-C.Yang (1991), " The adipofascial turn-over flap for complicated dorsal skin defects of the hand and finger V", British Journal of Plastic Surgery, 44, 165-169.