Đánh giá giảm đau sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng, ghép da bằng hỗn hợp Nefopam-Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch

Trần Thanh Tuấn1,, Dương Anh Đào1, Lê Thu Hương1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng giảm đau sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng, ghép da bằng hỗn hợp Nefopam-Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch và tác dụng không mong muốn của phương pháp này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 30 bệnh nhân bỏng ở Khoa Hồi sức Cấp cứu và Khoa Điều trị Bỏng Người lớn, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 11/2019 - 8/2020. Bệnh nhân nghiên cứu có tuổi từ 16 - 60, có chỉ định phẫu thuật với diện tích ≥ 5% diện tích cơ thể, không có chống chỉ định với Nefopam và Fentanyl, không thở máy hoặc tiếp tục duy trì thở máy sau phẫu thuật.
Kết quả: Điểm VAS nghỉ trung bình luôn nhỏ hơn 3, điểm VAS vận động trung bình luôn nhỏ hơn 4 trong quá trình giảm đau. Tại thời điểm kết thúc, VAS nghỉ trung bình là 2,13 ± 0,35, VAS vận động trung bình là 3,03 ± 0,32. Không có bệnh nhân nào phải giải cứu đau bằng Kevindol. Tỷ lệ bệnh nhân rất hài lòng là 10%, hài lòng là 86,67%, không hài lòng là 3,33%.
Phương pháp giảm đau an toàn, không gây ức chế tuần hoàn và hô hấp. Tác dụng không mong muốn cao nhất là khô miệng chiếm 13,33%, các tác dụng không mong muốn khác là buồn nôn và nôn (6,67%), ngứa (6,67%) và chóng mặt (3,33%).
Kết luận: Sử dụng hỗn hợp Nefopam - Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch có tác dụng giảm đau tốt và an toàn sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng, ghép da.
Từ khóa: Nefopam, Fentanyl, giảm đau bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch, phẫu thuật cắt hoại tử bỏng và ghép da.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Meyer III W. J., Martyn J. J., Wiechman S., et al. (2018) Management of pain and other discomforts in burned patients. Total burn care, Elsevier, 679-699. e676.
2. Rudd R. A., Aleshire N., Zibbell J. E. et al. (2016) Increases in drug and opioid overdose deaths- the United States, 2000-2014. Morbidity mortality weekly report, 64 (50 & 51), 1378-1382.
3. Nguyễn Ngọc Thạch (2020) Nghiên cứu giảm đau fentanyl đường tĩnh mạch bệnh nhân tự điều khiển sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng ghép da, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Học viện Quân y.
4. Trần Thanh Tuấn (2019) Nghiên cứu giảm đau 24 giờ sau phẫu thuật cắt hoại tử bỏng và ghép da bằng truyền tĩnh mạch acupan, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Bệnh viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác.
5. Jin H. S., Kim Y. C., Yoo Y., et al. (2016) Opioid sparing effect and safety of nefopam in patient-controlled analgesia after laparotomy: A randomized, double-blind study. Journal of International Medical Research, 44 (4), 844-854.
6. Moon J. Y., Choi S. S., Lee S. Y., et al. (2016) The effect of nefopam on postoperative fentanyl consumption: a randomized, double-blind study. The Korean journal of pain, 29 (2), 110.