Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế ở bệnh nhân bỏng người lớn tại Khoa Bỏng Người lớn, Bệnh viện Bỏng Quốc gia.

Trần Thị Loan1,, Vũ Trí Quang 1, Bạch Thị Lan Anh1, Nguyễn Thị Bốn2, Nguyễn Duy Đông2
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của bệnh nhân bỏng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 54 bệnh nhân bỏng người lớn, không có bệnh lý khác kết hợp điều trị tại Khoa Điều trị Bỏng Người lớn từ 4/2020 đến 7/2020, bỏng ngày đầu vào viện và ngày thứ 10 nằm viện. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng thời điểm nhập viện bằng chỉ số khối cơ thể, nồng độ Albumin huyết thanh. Khảo sát khẩu phần ăn của bệnh nhân bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ, kết hơp với phương pháp hỏi tần suất thực phẩm ngày thứ 10 sau nhập viện.
Kết quả: Sau 10 ngày nằm viện tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn theo BMI tăng từ 9,3% đến 22,2%. Có 51,4% bệnh nhân đạt đủ nhu cầu năng lượng, 75,5% bệnh nhân đạt nhu cầu protein khẩu phần. Về một số vitamin và chất khoáng, chỉ có 1,9% bệnh nhân đáp ứng được nhu cầu Glutamine, 25,9% đáp ứng được nhu cầu vitamin A.
Tuy nhiên, có 25,9% bệnh nhân vượt quá nhu cầu Lipid khuyến nghị. Về tần suất tiêu thụ thực phẩm, 81,5% bệnh nhân kiêng không ăn trứng, 72,2% với thịt gà, 66,7% với trứng vịt lộn và tôm, 55 - 60% thịt bò và cá các loại. Riêng thịt lợn 100% bệnh nhân ăn hàng ngày.
Kết luận: Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân bỏng hầu hết không cung cấp đủ theo nhu cầu khuyến nghị. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sau 10 ngày có xu hướng kém đi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2007), Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2014), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Chò (2005),“ Dinh dưỡng trong các bệnh ngoại khoa”, tập san dinh dưỡng sức khỏe và đời sống, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, (số 3), tr.24-25.
4. Nguyễn Thanh Chò (2011),“ Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng”, Tài liệu tập huấn toàn quán, tr.20-25.
5. Bộ môn dinh dưỡng - an toàn thực phẩm (2013), Dinh dưỡng học, Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, Nhà xuất bản y học, pp. 359-363.
6. Đỗ Thị Ngọc Anh (2017), Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và tình hình cung cấp dinh dưỡng ở bệnh nhân bỏng người lớn khoa Hồi sức Cấp cứu - Viện Bỏng quốc gia, Đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng lần 1 - Viện Bỏng quốc gia.
7. Lubos Sobotka (2014), “Các khái niệm cơ bản trong dinh dưỡng”, Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh, tr.1-45.
8. Bộ Y tế (2019), “Dinh dưỡng lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.55-56.