Khảo sát kiến thức sơ cấp cứu và dự phòng tai nạn bỏng cho trẻ em của người nhà bệnh nhân tại Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2020.

Cao Huy Trình1,, Vũ Thị Lộc1, Cao Thị Quỳ1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

người nhà bệnh nhân (NNBN) tại Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em năm 2020. So sánh kiến thức về sơ cấp cứu và dự phòng tai nạn bỏng cho trẻ em của NNBN trước và sau tư vấn, giáo dục sức khỏe (GDSK).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 200 người nhà BN tại Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em, Bệnh viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh trước, sau. Công cụ nghiên cứu là bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, khảo sát trước và sau tư vấn, GDSK.
Kết quả nghiên cứu: Kiến thức về sơ cấp cứu và dự phòng tai nạn bỏng cho trẻ em của NNBN: Kiến thức chung: Có 6/10 câu hỏi tỷ lệ trả lời đúng trên 50%, tỷ lệ trả lời đúng cao nhất ở là 75,5%. Kiến thức về sơ cấp cứu bỏng nhiệt: Có 5/5 câu tỷ lệ trả lời đúng trên 50%, tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là 70,5%. Kiến thức về sơ cấp cứu bỏng điện: Chỉ có 1/4 câu hỏi tỷ lệ trả lời đúng trên 50%, tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là 35,5%. Kiến thức về sơ cấp cứu bỏng hóa chất: Có 3/5 câu hỏi tỷ lệ trả lời đúng dưới 50%, tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất là 19,5%
So sánh tỷ lệ trả lời đúng trước và sau tư vấn, GDSK: Có sự khác biệt trước và sau tư vấn, GDSK, tỷ lệ trả lời đúng sau tư vấn tốt hơn so với trước tư vấn, GDSK.
Kết luận: Kiến thức về sơ cấp cứu và dự phòng tai nạn bỏng của NNBN còn nhiều hạn chế; tỷ lệ trả lời đúng sau tư vấn, GDSK tốt hơn so với trước tư vấn, GDSK.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viện bỏng quốc gia (2006), "Sơ cứu, cấp cứu, điều trị và dự phòng bỏng cho trẻ em"; Nhà xuất bản Lao động xã hội.
2. Viện bỏng quốc gia (2008), "Phòng tránh tai nạn bỏng"; Nhà xuất bản Công ty TNHH Xây Dựng và Thương mại Trung Yên.
3. Lê Thế Trung (2003)- “Bỏng - Những kiến thức chuyên ngành”. Nxb Y Học, trang 601-615.
4. Nguyễn Thị Như Tú - Sở Y tế Bình Định (2019) ”Khảo sát kiến thức và thực hành sơ cứu bỏng của người chăm sóc trẻ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định”.
5. February 2019 Journal of Family Medicine and Primary Care 8(2):594 “Knowledge and practices related to burn first aid among Majmaah community, Saudi Arabia”.
6. August 2019, Volume 69, Issue 8 (JPMA 69: 1142; 2019)edge, Pakistan, KAP Study, “Do parents have knowledge of first aid management of burns in their children? A hospital-based survey”.
7. Rruit B.A, Wolf S.E, Mason A.D (2012), "Epidemiological, demographic and outcome characteristic of burn injury", Total Burn Care, chapter 3, page 15 -45.
8. Hunt J.L, Arnoldo B.D, Purdue G.F (2012), "Prevention of burn injuries", Total Burn Care, chapter 4, page 46 -55.
9. Teresa T.S, Kin T.S (2006), "Paediatric burn prevention: An epidemiological approach", Burn, Volume 32, Issue 2, Pages 229-234.
10. Palmieri T.L, Alderson T.S, Ison D (2008), "Pediatric soup scald burn injury: etiology and prevention", J Burn Care Res, 29, page 114 - 118.