Đặc điểm bỏng hàng loạt và kết quả điều trị: Số liệu 5 năm tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia (2016 - 2020)

Ngô Minh Đức1,, Chu Anh Tuấn1, Lê Quốc Chiểu1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm các vụ bỏng hàng loạt, đặc điểm và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng hàng loạt tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 65 vụ bỏng hàng loạt với 231 bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 1/2016 - 12/2020.
Kết quả: Bỏng hàng loạt do tai nạn sinh hoạt là chủ yếu (76,9%), trong đó tác nhân bỏng thường gặp nhất là nhiệt khô (84,6%). Số bệnh nhân trung bình là 3,56 người/vụ. Bệnh nhân người lớn và nam giới chiếm đa số (80,52% và 71,68%).
Diện tích bỏng trung bình là 29,4% diện tích cơ thể (DTCT) và diện bỏng sâu trung bình là 11% DTCT, có 16% số bệnh nhân bỏng hô hấp. Ngày điều trị trung bình là 20,79 ngày. Tỷ lệ tử vong chung là 17,3%, bỏng hô hấp có tỷ lệ tử vong 89,2%. Diện tích bỏng chung và bỏng hô hấp là yếu tố độc lập ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Kết luận: Bỏng hàng loạt chủ yếu do nhiệt khô như cháy, nổ trong sinh hoạt. Diện tích bỏng rộng, diện tích bỏng sâu lớn, tỷ lệ bị bỏng hô hấp cao khiến quá trình điều trị khó khăn, kéo dài, chi phí lớn, tỷ lệ tử vong cao. Do vậy, cần có biện pháp dự phòng bỏng hàng loạt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kim S. J., Kim C. H., Shin S. D. et al (2013). Incidence and mortality rates of disasters and
mass casualty incidents in Korea: a population based cross-sectional study, 2000-2009. Journal of Korean medical science.28 (5): 658-666.
2. RCK N. (1994). Burns mass disasters in Singapore - a three-decade review with implications for future planning. Singapore MedJ. Vol 35: 47-49.
3. H O. y. (1990). Mass burn injuries in Japan. Incidence, treatment and prevention of mass burns in Japan. The Bulletin of Burn Injuries. Vol 7: 27-28.
4. Nguyễn Như Lâm, Hương Hồ Thị XuânHương, Phạm Hồ Điệp và cs (2014). Đặc điểm bỏng hàng loạt điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia trong giai đoạn 2008 - 2013. Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng. 5-2014: 9-17.
5. Ngô Minh Đức (2018). Đặc điểm thu dung bệnh nhân điều trị bỏng tại viện bỏng quốc gia từ năm 2008 đến 2017. Y học thảm họa và Bỏng. 5-2018: 28-37
6. Trần Đoàn Đạo (2015). Tình hình điều trị bỏng và di chứng bỏng tại bệnh viện Chợ Rấy trong 3 năm 2012 - 2014. Y học thảm họa và Bỏng. 2-2015: 25-29.
7. Nguyễn Như Lâm, Chu Anh Tuấn, Hồ ThịXuân Hương và cs (2015). Đặc điểm và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng hàng loạt điều trị tại viện bỏng quốc gia (01/2008 - 01/2014). Y học thảm họa và Bỏng. 1-2015: 34-39
8. Ngô Minh Đức, Chu Anh Tuấn, Nguyễn GiaTiến và cs. (2021). Đặc điểm và một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng: dữ liệu tại bệnh viện Bỏng quốc gia trong 10 năm (2010 đến 2019). Y học thảm họa và Bỏng. 1-2021: 7-22.
9. Wolf SE. (2015). "Management principles forburns resulting from mass disasters and war casualties". http://www.uptodate.com/contents/managementprinciples-for-burns-resulting-from-massdisasters-and-war-casualties
10. Mahoney Eric J, David T, Harrington, et al(2004). “Lessons Learned from a Nightclub Fire: Institutional Disaster Preparedness”. The Journal of Trauma Injury, Infection, and CriticalCare, 58(3), pp. 487 - 491