Hiệu quả điều trị của phương pháp nối vi phẫu bạch mạch tĩnh mạch kết hợp hút mỡ trong điều trị phù bạch mạch
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị phù bạch mạch chi thể của phương pháp phẫu thuật nối vi phẫu bạch mạch - tĩnh mạch kết hợp hút mỡ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc thực hiện tại Trung tâm Phẫu thuật tạo hình (PTTH), Thẩm mỹ và Tái tạo - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 11/2020 đến tháng 10/2022. 10 bệnh nhân phù bạch mạch chi thể giai đoạn III được phẫu thuật nối vi phẫu kết hợp hút mỡ, theo dõi, đánh giá so sánh kết quả trước và sau phẫu thuật.
Kết quả: Tỉ lệ chu vi chi phù giảm sau phẫu thuật 24 giờ trung bình là 57,8 ± 16,1%, sau 1 tháng là 74,7 ± 11,7% và sau 6 tháng là 82,5 ± 11,7%. Điểm đánh giá trung bình theo từng tiêu chí (chức năng, ngoại hình, triệu chứng và tâm lý) tại thời điểm sau phẫu thuật thấp hơn so với trước phẫu thuật.
Kết luận: Phẫu thuật nối bạch mạch - tĩnh mạch kết hợp hút mỡ là phương pháp điều trị phù bạch mạch chi thể đạt hiệu quả cao. Chu vi chi thể giảm đáng kể, các triệu chứng tại chỗ được cải thiện và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được nâng cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phù bạch mạch, phẫu thuật nối bạch mạch - tĩnh mạch, hút mỡ
Tài liệu tham khảo
2. Kayıran O., Cruz C., Tane K., et al. (2017) Lymphedema: from diagnosis to treatment. Turk J Surg, 33:51-57.
3. Gallagher K., Marulanda K., Gray S. (2018) Surgical intervention for lymphedema. Surg Oncol Clin N Am, 27:195-215.
4. The International Society Of Lymphology (2020). The diagnosis and treatment of peripheral lymphedema: 2020 consensus document of the International Society of Lymphology. Lymphology, 53(1): 3-19.
5. T. Yamamoto, N. Yamamoto, H. Hara, et al. (2013). Upper extremity lymphedema index: a simple method for severity evaluation of upper extremity lymphedema. Annals of plastic surgery, 70(1): 47-49.
6. Trần Thị Xuân Hoa (2014) Đánh giá kết quả điều trị phù bạch mạch chi trên bằng kỹ thuật nối bạch mạch - tĩnh mạch sau điều trị ung thư vú, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân y.
7. Koshima I., Inagawa K., Urushibara K., et al. (2000), Supermicrosurgical lymphaticovenular anastomosis for the treatment of lymphedema in the upper extremities. J Reconstr Microsurg, 16(6):437-442.
8. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2021), Đánh giá kết quả điều trị phù bạch mạch chi thể bằng phương pháp phẫu thuật tại bệnh viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y.
9. Chang D. W., Suami H., Skoracki R. (2013), A prospective analysis of 100 consecutive lympho venous bypass cases for treatment of extremity lymphedema. Plast Reconstr Surg, 132(5): 1305-1314.
10. Gennaro P., Gabriele G., Mihara M., et al. (2016) Supramicrosurgical lymphatico-venular anastomosis (LVA) in treating lymphoedema: 36-months preliminary report. Eur Rev Med Pharmacol Sci, 20(22): 4642-4653.
11. B. M. O'Brien, R. K. Khazanchi, P. V. Kumar, et al. (1989). Liposuction in the treatment of lymphoedema; a preliminary report. British Journal of Plastic Surgery, 42(5): 530-533.
12. E. Hoyos, J. A. Millard (2007). VASER-assisted high-definition liposculpture. Aesthetic surgery journal, 27(6): 594-604.
13. P. Ciudad, O. J. Manrique, S. S. Bustos, et al. (2020). Single-stage VASER-assisted liposuction and lymphatic-venous anastomoses for the treatment of extremity lymphedema: a case series and systematic review of the literature. Gland Surgery, 9(2): 545-557.
14. H. Winters, H. J. Tielemans, A. C. Verhulst, et al. (2019). The long-term patency of Lymphaticovenular anastomosis in breast Cancer - Related lymphedema. Annals of Plastic Surgery, 82(2): 196-200.