Đánh giá thực trạng cấp cứu hồi sinh tim phổi của điều dưỡng tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Đào Thị Thanh Tuyền1, Hoàng Thị Uyên1, Nguyễn Văn Đại1, Hoàng Trung Hiếu1, Ngô Tuấn Hưng1,
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng cấp cứu hồi sinh tim phổi của điều dưỡng tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Khảo sát lý thuyết hồi sinh tim phổi trên 120 điều dưỡng công tác tại bệnh viện và đánh giá kỹ năng thực hành trong 41 lần phát hiện và xử lý bệnh nhân ngừng tuần hoàn của điều dưỡng viên từ ngày 01/07/2022 đến 31/03/2023 tại Khoa Hồi sức Cấp cứu và Trung tâm Liền vết thương. Đánh giá thông qua bảng kiểm theo quy trình của Bộ Y tế.
Kết quả: Trong 120 điều dưỡng được khảo sát lý thuyết, có 20 điều dưỡng không đạt (chiếm 16,67%); 100 điều dưỡng đạt, chiếm 83,33%, trong đó giỏi và xuất sắc chiếm tỷ lệ cao nhất (35%). Các đối tượng không đạt có tuổi, thời gian làm việc trong ngành y và thời gian làm việc tại bệnh viện cao hơn đáng kể so với các đối tượng đạt (p < 0,001). Ngược lại, các đối tượng đạt chủ yếu làm việc ở Khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) và có thời gian làm ở khoa Hồi sức nhiều năm hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tất cả 41 lần thực hiện hồi sức tim phổi, điều dưỡng thực hiện cấp cứu đều đạt, trong đó 33 điều dưỡng được đánh giá thuần thục (chiếm 80,49%), có 8 điều dưỡng ở mức đạt (19,51%); mức độ “thuần thục” liên quan đến đơn vị công tác.
Kết luận: Tất cả các điều dưỡng đều có chuyên môn thực hành hồi sức tim phổi; trong đó, đạt mức “thuần thục” chiếm chủ yếu. Các yếu tố liên quan đến kết quả khảo sát lý thuyết hồi sinh tim phổi gồm tuổi, đơn vị công tác và thời gian công tác.
Kiến nghị: Xây dựng chương trình đào tạo cập nhật kiến thức - kỹ năng hồi sức tim phổi cho điều dưỡng tại các khoa lâm sàng hàng năm, tập trung vào đối tượng đã chuyển khoa Hồi sức nhiều năm hoặc chưa từng làm việc tại khoa Hồi sức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Văn Đính (2008) Ngừng tuần hoàn. Hồi sức Cấp cứu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 169-189.
2. Cụ quản lý Khám chữa bệnh - Bộ y tế (2015) Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản. Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 37-40.
3. Bộ y tế (2010) Cấp cứu ngừng tuần hoàn. Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 360-372.
4. Lê Thị Bình (2013). Khảo sát về kỹ năng thực hành của điều dưỡng viên và các yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Y học Thực Hành, 884(10):123-128.
5. Trần Thị Châu (2005) Khảo sát sự hài lòng của điều dưỡng về nghề nghiệp tại 14 cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội, 43-49.
6. Rajeswaran L, Ehlers VJ (2014) . Cardiopulmonary resuscitation knowledge and skills of registered nurses in Botswana. curationis, 37(1):1-7.
7. Pourmirza KR, Naderipour A, Sabour B, Almasi A, Godarzi A, MIRZAEI M (2012). Survey of the awareness level of nurses about last guidelines 2010 of cardiopulmonary resuscitation (CPR) in educational hospitals.
8. Kaihula WT, Sawe HR, Runyon MS, Murray BL (2018) Assessment of cardiopulmonary resuscitation knowledge and skills among healthcare providers at an urban tertiary referral hospital in Tanzania. BMC Health Services Research, 18(1):1-8.
9. Munezero JBT, Atuhaire C, Groves S, Cumber SN (2018). Assessment of nurses knowledge and skills following cardiopulmonary resuscitation training at Mbarara Regional Referral Hospital, Uganda. Pan African Medical Journal, 30(1)
10. Nguyễn Thị Oanh, Vương Thị Nhật Lệ, Hoàng Thị Yến Thi, Đồng Nguyễn Phương Uyên, Võ Hữu Thuần (2021). Năng lực thực hành hồi sức tim phổi trên mô hình của điều dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy và các yếu tố liên quan. Tạp chí Điều dưỡng, 32 (58).