Thực trạng trang thiết bị cấp cứu trên xe cứu thương trong đáp ứng cấp cứu trước bệnh viện

Nguyễn Hồng Sơn1, Trần Quốc Việt1, Bùi Đức Thành1,, Nguyễn Hữu Bền2, Tống Đức Minh2, Nguyễn Quang Tường1, Nguyễn Thị Ngọc Dung1, Đào Tấn Duy1, Vũ Đình Ân1
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng trang thiết bị cấp cứu trên xe cứu thương trong đáp ứng cấp cứu trước bệnh viện.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả đặc điểm hoạt động, sử dụng, đáp ứng của xe cứu thương theo tiêu chuẩn trong Thông tư 27/2017/TT-BYT và đặc điểm trang thiết bị y tế trên xe cứu thương theo Quyết định 3385/QĐ-BYT trên 105 xe cứu thương hiện có trong biến chế của các trung tâm cấp cứu 115 thuộc 6 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nam, Quảng Nam và Tiền Giang.
Kết quả: Phần lớn các xe cứu thương đang trong tình trạng sử dụng tốt chiếm 83,8%, đạt giấy kiểm định chất lượng do Sở giao thông vận tải cấp phép (95,2%) và đạt giấy phép vận chuyển cấp cứu của Sở Y tế (80,0%). Có 75,2% xe cứu thương đạt đủ tiêu chuẩn theo TT 27/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, trong đó 89,5% đạt tiêu chuẩn bên ngoài xe, 83,8% đạt tiêu chuẩn bên trong xe và 81,0% đạt tiêu chuẩn về các trang thiết bị chuyên dụng khác. Có 60,0% xe cứu thương được trang bị đầy đủ 5 nhóm trang thiết bị thiết yếu cho cấp cứu trước bệnh viện, đầy đủ nhất là các loại dụng cụ, thiết bị thông khí, hỗ trợ hô hấp và 6,7% xe cứu thương có đầy đủ 8 nhóm vật tư theo quy định (6,7%), tỷ lệ đầy đủ cao là các loại dụng cụ hỗ trợ hô hấp, băng, gạc các loại, dụng cụ đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế.
Kết luận: Tỷ lệ xe cứu thương còn sử dụng tốt ở mức tương đối cao, tuy nhiên các trang thiết bị, dụng cụ y tế trên xe cứu thương phần lớn chưa đầy đủ theo tiêu chuẩn quy định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Amber Mehmood, Armaan Ahmed Rowther, Olive Kobusingye, et al. (2018). Assessment of pre-hospital emergency medical services in low-income settings using a health systems approach. International Journal of Emergency Medicine, 11(53): 1-10.
2. Veena M. Sriram, Gopalkrishna Gururaj, Junaid A. Razzak, et al. (2016). Comparative analysis of three pre-hospital emergency medical services organizations in India and Pakistan. Public Health, 137: 169–175.
3. Deepak Bhandari, Nabin Krishna Yadav (2020). Developing an integrated emergency medical services in a low-income country like Nepal: a concept paper. International Journal of Emergency Medicine, 13(7): 1-5.
4. Bộ Y tế (2017). Thông tư số 27/2017/TT-BYT, ngày 28/6/2017 về Quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương.
5. Bộ Y tế (2012). Quyết định số 3385/QĐ-BYT về Ban hành Danh mục Vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kip cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương.
6. Nguyễn Thị Minh Hiếu, Trịnh Ngọc Thành, Nguyễn Thái Học và cộng sự (2020). Thực trạng xe cứu thương, thuốc và trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động cấp cứu trước viện tại Việt Nam. Tạp chí Chính sách Y tế, 29: 93-105.