Đánh giá hiệu quả khí dung bằng Heparin kết hợp với Pulmicort và N-acetylcystein trên bệnh nhân bỏng hô hấp tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.

Ngô Tuấn Hưng1,, Nguyễn Hải An2, Nguyễn Như Lâm2
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trac
2 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả khí dung bằng Heparin kết hợp với Pulmicort và N-acetylcys trên bệnh nhân bỏng hô hấp tại khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp trên 29 bệnh nhân (BN) bỏng người lớn có bỏng hô hấp tại Khoa Hồi sức cấp cứu/Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 08/2019 - 06/2020, được thông khí nhân tạo.
Các bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm:
Nhóm 1: Tiến hành khí dung Heprarin kết hợp với Pulmicort và N-acetylcystein.
Nhóm 2: Khí dung Pulmicort và N-acetylcystein. So sánh trên các thời điểm ngày 1, ngày 3, ngày 7 sau khí dung.
Kết quả: Sau điều trị, nhóm khí dung có Heparin cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm khí dung không có Heprarin (p < 0,05). Tại ngày thứ ba sau thở máy, tỷ lệ PaO2/FiO2 cao hơn và điểm tổn thương phổi thấp hơn đáng kể ở nhóm khí dung có Heparin (p < 0,05). Trong quá trình điều trị điểm tổn thương phổi ở nhóm khí dung có Heparin không có sự khác biệt (p > 0,05), trong khi ở nhóm khí dung không có Heparin tăng đáng kể (p < 0,05). Giá trị tiểu cầu khác biệt không có ý nghĩa thống kê trước và sau điều trị cả hai nhóm (p > 0,05).
Kết luận: Khí dung bằng Heparin kết hợp với Pulmicort và N-acetylcystein cải thiện đáng kể độ giãn nở phổi tĩnh, không làm thay đổi điểm tổn thương phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bernard G. R., Artigas A., Brigham K. L.et al. (1994). The American-European Consensus Conference on ARDS. Definitions, mechanisms, relevant outcomes, and clinical trial coordination. American journal of respiratory and critical care medicine, 149 (3), 818-824.
2. Bhadade R., De Souza R., Harde M.et al. (2011). Clinical characteristics and outcomes of patients with acute lung injury and ARDS. Journal of postgraduate medicine, 57 (4), 286.
3. Enkhbaatar P., Cox R. A., Traber L. D.et al. (2007). Aerosolized anticoagulants ameliorate acute lung injury in sheep after exposure to burn and smoke inhalation. Critical care medicine, 35 (12), 2805-2810.
4. Tasaki O., Mozingo D. W., Dubick M. A.et al. (2002). Effects of Heparin and Lisofylline on Pulmonary Function Following Smoke Inhalation Injury in an Ovine Model, ARMY INST OF SURGICAL RESEARCH FORT SAM HOUSTON TX,
5. Holt J., Saffle J. R., Morris S. E.et al. (2008). Use of inhaled heparin/N-acetylcysteine in inhalation injury: does it help? Journal of burn care & research, 29 (1), 192-195.
6. Elsharnouby N. M., Eid H. E., Abou Elezz N. F.et al. (2014). Heparin/N-acetylcysteine: an adjuvant in the management of burn inhalation injury: a study of different doses. Journal of critical care, 29 (1), 182. e181-182. e184.
7. McIntire A. M., Harris S. A., Whitten J. A.et al. (2017). Outcomes following the use of nebulized heparin for inhalation injury (HIHI Study). Journal of burn care & research, 38 (1), 45-52.
8. Sterner J. B., Zanders T. B., Morris M. J.et al. (2009). Inflammatory mediators in smoke inhalation injury. Inflammation & Allergy-Drug Targets (Formerly Current Drug Targets-Inflammation & Allergy), 8 (1), 63-69.
9. Enkhbaatar P., Herndon D. N., Traber D. L. (2009). Use of nebulized heparin in the treatment of smoke inhalation injury. Journal of burn care & research, 30 (1), 159-162.
10. Glas G. J., Horn J., Binnekade J. M.et al. (2020). Nebulized heparin in burn patients with inhalation trauma-safety and feasibility. Journal of Clinical Medicine, 9 (4), 894.