Đánh giá kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh bỏng của điều dưỡng Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Đỗ Thị Ngọc Anh1,
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh bỏng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 điều dưỡng ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn tự điền. Nghiên cứu được triển khai từ 8/2022 đến 2/2023
Kết quả: Cao nhất là tỷ lệ điều dưỡng nhận biết được các quy định về nhiệm vụ chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng đạt 76%, kiến thức về hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh là 73%, kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh bỏng là 61% và thấp nhất là kiến thức về sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng cho người bệnh bỏng có tỷ lệ đạt 55%.
Kết luận: Kiến thức chung về chăm sóc dinh dưỡng người bệnh bỏng của điều dưỡng tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác ở mức khá, tốt có tỉ lệ là 57%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chu Anh Văn (2013). Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên các khoa lâm sàng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013. Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế Công cộng.
2. Đỗ Đình Xuân, Trần Thị Thuận (2009). Kỹ năng thực hành điều dưỡng tập 2, Sách đào tạo cử nhân điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học.
3. Nguyễn Thị Hồng Vân, Lê Văn Hợi (2019),” Thực trạng kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh của điều dưỡng tại bệnh viện phổi trung ương năm 2019”
4. Trần Thị Anh Tường và cộng sự (2016), “Khảo sát thực trạng nuôi ăn qua ống thông của bệnh nhân xạ trị Bệnh viện Ung bướu TP HCM”. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 12(4), 56‐59.
5. Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Thị Vân Anh (2008), “Thực trạng tư vấn dinh dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2008ˮ, Dinh dưỡng và thực phẩm, Hội dinh dưỡng Việt Nam số 3+4, tr.178.
6. Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Đỗ Huy (2013).Hiểu biết của cán bộ y tế về dinh dưỡng và chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh trong bệnh viện năm 2012.Tạp chí Y học thực hành, 873(6), tr. 182-185.
7. Hô Văn Thăng (2014). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các hoạt động chăm sóc bệnh nhân điều trị tại các khoa lâm sàng bệnh viện Đa khoa huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An. Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Thái Bình.
8. Đoàn Thị Hồng Nhung (2017). Tình trạng dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc cho bệnh nhân viêm gan điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2017. Luận văn Thạc sỹ dinh dưỡng, Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
9. Abdollahi M, et al. (2013), “The nutrition knowledge level of physians, nurses and nutritionists in some educational hospitals”, Journal of Paramedical Sciences, Vol 4 (Winter),106‐114.
10. Aghakhani N, Nia H S, Ranjbar H et al (2012). Nurses’ attitude to patient education barriers in educational hospitals of Urmia University of Medical Sciences. Iran J Nurs Midwifery Res.
11. Friedman A J, Cosby R, Boyko S et al (2011). Effective teaching strategies and methods of delivery for patient education: a systematic review and practice guideline recommendations.
12. Kobe J.A (2006). Aspects of nutritional knowledge, attitudes, and practices of nurses working in the surgical division at the Kenyatta National Hospital, Kenyatta.
13. Pueyo Garrigues M, Pardavila Belio M I, Canga Armayor A et al (2022). Nurse’s knowledge, skills and personal attributes for providing competent health education practice, and its influencing factors: A cross-sectional study, Nurse Educ Pract.
14. Schonherr S, Halfens R. J, Lohrmann C, (2014). Knowledge and Attitudes of Nursing Staff Towards Malnutrition Care in Nursing Homes: A Multicentre CrossSectional Study. J Nutr Health Aging. 19(7), page. 734-40.
15. Boaz M, Rychani L, Barami K and et al (2013). Nurses and nutrition: a survey of knowledge and attitudes regarding nutrition assessment and care of hospitalized elderly patients. J Contin Educ Nurs, 44(8), page. 357-64.