Kết quả điều trị khuyết tổ chức phần mềm bằng ghép da dày toàn lớp lấy từ nếp lằn bẹn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Vũ Đồng Hoàng Hạnh1,, Nguyễn Thế May1, Nguyễn Đức Thành1, Nguyễn Trọng Đức1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ghép da dày toàn lớp là 1 trong những phương pháp điều trị được khuyết tổ chức phần mềm đã được các phẫu viên trên thế giới và Việt Nam áp dụng từ những năm cuối thế kỷ 19. Lấy da từ nếp lằn bẹn vừa đảm bảo tính che phủ tổn khuyết trên cơ thể cũng như thẩm mỹ vùng lấy da từ nếp bẹn nơi mà cho thể khâu đóng trực tiếp. Xuất phát từ những ưu điểm trên chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp trong điều trị khuyết tổ chức phần mềm trên cơ thể.
Mục tiêu nghiên cứu: Đặc điểm mảnh da ghép và kết quả điều trị khuyết tổ chức phần mềm bằng ghép da dày lấy từ nếp lằn bẹn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 35 bệnh nhân có khuyết tổ chức phần mềm được phẫu thuật che phủ bằng ghép da dày toàn lớp lấy từ nếp lằn bẹn từ tháng 1/2021 đến tháng 10/2022 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.
Kết quả: Nghiên cứu 35 trường hợp khuyết tổ chức phần mềm, tuổi từ 16 đến 73, tuổi trung bình 43,7 ± 8,5 tuổi. Nguyên nhân khuyết tổ chức chủ yếu do tại nạn sau chấn thương 15/35 (42,9%), kích thước mảnh ghép thường được sử dụng < 50cm² (48,6%), với kết quả da ghép sống 91,4%, 77,78% sẹo lấy da vùng bẹn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Kết luận: Che phủ khuyết tổ chức phần mềm bằng ghép da dày lấy từ nếp lằn bẹn là 1 trong những phương pháp tạo hình dễ áp dụng và hiệu quả cho những tổn khuyết nhỏ và trung bình sau khi được chuẩn bị nền ghép tốt cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho vùng lấy da.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. William C. Grabb and James W. Smith (1973) Plastic surgery. Boston, Massachusetts.
2. Matsumura H, Engrav LH, Gibran NS, Yang TM, Grant JH, Yunusov MY, Fang P, Reichenbach DD, Heimbach DM, Isik FF. (2001). “Cones of skin occur where hypertrophic scar occurs. Wound Repair Regen”. Jul-Aug;9(4):269-77.
3. Đặng Tất Hùng (1997). “Một số lợi ích của ghép da mảnh dày diện lớn kiểu Wolfe Krause trong phẫu thuật tạo hình”, Thông tin bỏng, Số 3/97, Tr. 62-63.
4. Đỗ Văn Dũng (2000). Ứng dụng ghép da dày toàn bộ trong phẫu thuật tạo hình vùng cổ mặt, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Thành, (2009). Đánh giá kết quả sử dụng mảnh ghép da dày toàn bộ lấy từ nếp lằn mông. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Bộ môn Phẫu thuật tạo hình (2000). Bài giảng Phẫu thuật tạo hình, Trường Đại học Y Hà Nội.