Phương pháp định lượng hình thái đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch bộc lộ dấu ấn kháng nguyên CD31, CD34 trên tế bào nội mô vi mạch mô da sau xạ trị.

Hoàng Thanh Tuấn1,, Tưởng Phi Vương2, Vũ Quang Vinh1, Trịnh Tuấn Dũng3
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Viện 69
3 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phương pháp định lượng hình thái cho phép đánh giá định lượng và định tính một cách khách quan biểu hiện của các quá trình sinh lý bệnh, giải phẫu bệnh. Với mục tiêu ứng dụng phương pháp định lượng hình thái trong đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch chúng tôi tiến hành thực nghiệm đánh giá mức độ biểu lộ dấu ấn kháng nguyên CD31,CD34 trên tế bào nội mô vi mạch mô da sinh thiết từ 30 bệnh nhân sau xạ trị ở 3 vùng khác nhau: Trung tâm ổ loét, vùng thâm nhiễm và vùng rìa.
Kết quả đánh giá mức độ phản ứng hóa mô miễn dịch thông qua việc tính tỉ lệ diện tích tương đồng với kết quả tính tỉ lệ tạo mạch máu trong mẫu mô da sau xạ trị dương tính với CD31 và CD34, bảo đảm độ chính xác và độ tin cậy cao, phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã được công bố, xạ trị làm tăng mức độ biểu hiện dấu ấn kháng nguyên CD31 và CD34. Thành công trong nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng hình thái đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch bộc lộ dấu ấn kháng nguyên CD31, CD34 trên tế bào nội mô vi mạch mô da sau xạ trị cho thấy triển vọng tiếp tục ứng dụng phương pháp định lượng hình thái đối với các nghiên cứu tiếp theo về hóa mô miễn dịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Avtandilov G., 1990. Medical morphology. Moscow “Medicine”.
2. Muhlfeld et all, 2010. Stereology for quantitative 3D morphology cardiac research. Cardiovasc Path., Vol. 19, pp. 65-82.
3. S. Quarmby, P. Kumar, J. Wang et all, 1999. Irradiation Induces Upregulation of CD31 in Human Endothelial Cells. Arterioscler Thromb Vasc Biol, Vol.19, pp. 588-597.
4. S. Quarmby, P. Kumar, S. Kumar, 1999. Radiation-induced normal tissue injury: Role of adhesion molecules in leucocyte-endothelial cell interactions. Int. J. Cancer, Vol. 82, pp.385-395.
5. M. Chin, B. Freniere, L. Lancerotto et all, 2015. Hyperspectral imaging as an early biomarker for radiation exposure and microcirculatory damage. Frontiers in Oncology, Vol. 5, Article 232.
6. Nikitin K.V., 2010. Local radiation injury of brain tissue after radiotherapy and radiosurgery for intracranial tumors. Dissertaiton for Ph.D.