Một số đặc điểm và kết quả điều trị bệnh nhân bỏng mắc COVID-19

Đoàn Chí Thanh1,, Hoàng Văn Tú1, Nguyễn Hồng Thái1, Nguyễn Thị Thuỳ Liên1, Lê Thị Dung1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số đặc điểm và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân bỏng mắc COVID-19.
Đối tượng và phương pháp: Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu trên 58 hồ sơ bệnh án bệnh nhân bỏng mắc COVID-19 và 522 hồ sơ bệnh án bệnh nhân không bỏng không mắc COVID-19 điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 5/2022.
Kết quả: Số bệnh nhân nam (44) nhiều hơn nữ (14), nhiễm COVID-19 chủ yếu trong giai đoạn đang nằm điều trị tại bệnh viện (74,14%). Bệnh nhân trong độ tuổi dưới 6 tuổi và từ 18 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao (41.38% và 44.83%). Tác nhân gây bỏng hàng đầu là nhiệt ướt (44,06%). Diện tích bỏng chung và bỏng sâu dưới 10% diện tích cơ thể là chủ yếu (56,90% và 65,90%), bệnh nhân đựợc xét nghiệm test nhanh dương tính chủ yếu sau khi vào viện < 7 ngày. Hầu hết các bệnh nhân có triệu chứng sốt khi được test nhanh kháng nguyên dương tính (75,86%). Nhóm bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên chủ yếu đã được tiêm 1, 2 mũi vaccine phòng COVID-19. 60,34% bệnh nhân được can thiệp phẫu thuật sau khi xét nghiệm COVID-19 âm tính, 72,41% được dùng kháng sinh, 46,55% được truyền dịch.
Bệnh nhân xét nghiệm âm tính chủ yếu trong vòng 2 tuần sau khi xét nghiệm dương tính. Ngày điều trị trung bình ở nam là 42,68 ± 25,63 ngày, ở nữ (35,43 ± 16,76 ngày). Nhóm tuổi từ 18 tuổi có ngày nằm trung bình nhiều hơn hẳn (46,54 ± 26,82), bệnh nhân bỏng điện có thời gian nằm điều trị lâu nhất (56,18 ± 26,49). Tất cả các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều được điều trị ổn định, xét nghiệm test nhanh âm tính, về các khoa tiếp tục điều trị (91,38%) hoặc ra viện tại đơn nguyên COVID-19 (8,62%).
Kết luận: Bệnh nhân bỏng nhiễm COVID-19 là nhóm bệnh nhân cần chăm sóc, điều trị đặc biệt. Công tác điều trị bệnh nhân cần đi kèm các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn dịch bùng phát trong cơ sở y tế. Cần nâng cao kiến thức sơ cấp cứu bỏng cho người dân bên cạnh việc thực hiện nghiêm các khuyến cáo về công tác phòng chống dịch của các cơ quan, ban ngành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rybarczyk M. M., Schafer J. M., Elm C. M.. et al (2017) A systematic review of burn injuries in low and middle-income countries: Epidemiology in the WHO-defined African Region. African journal of emergency medicine.7(1): 30-37.
2. Emami Zeydi A, Ghazanfari MJ, Shaikhi Sanandaj F, Panahi R, Mortazavi H, Karimifar K, et al. Coronavirus disease 2019 (COVID-19): a literature review from a nursing perspective. BioMedicine 2021;11:5-14.
3. Chen N, Zhou M, Dong X, Qu J, Gong F, Han Y, et al. Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study. lancet 2020;395:507-13.
4. Wang D, Hu B, Hu C, Zhu F, Liu X, Zhang J, et al. Clinical characteristics of 138 hospitalized patients with 2019 novel coronavirus-infected pneumonia in Wuhan, China. Jama 2020; 323:1061-9.
5. Yang X, Yu Y, Xu J, Shu H, Xia J, Liu H, et al. Clinical course and outcomes of critically ill patients with SARS-CoV-2 pneumonia in Wuhan, China: a single-centered, retrospective, observational study. Lancet Respir Med 2020;8:475-81.
6. Smith ACD, Miranda BH, Strong B, Jica RCI, Pinto-Lopes R, Khan W, et al. St Andrew’s COVID-19 surgery safety (StACS) study: the Burns Centre experience. Burns 2021;47 (7):1547-55.
7. Laura P, José A, Nikki A, Khaled A, Barret JP, Jeffery C, et al. Impact of COVID-19 on global burn care. Burns 2021.
8. Valente TM, de Souza Ferreira LP, da Silva RA, Leite JMRS, Tiraboschi FA, de Camargo Barboza MC. Brazil Covid-19: Change of hospitalizations and deaths due to burn injury? Burns 2021;47:499.
9. Hohl DH, Coltro PS, Silva GM, Silveira VG, Farina JA. Covid-19 quarantine has increased the incidence of ethyl alcohol burns. Burns 2020;47:1212.
10. Demircan M. Increased admissions and hospitalizations to pediatric burn center during COVID-19 pandemic. Burns 2021;47:487-8.
11. Sethuraman U, Stankovic C, Singer A, Vitale L, Krouse CB, Cloutier D, et al. Burn visits to a pediatric burn center during the COVID-19 pandemic and ‘Stay at home’ period. Burns 2021;47:491-2.
12. Fouadi FE, Ababou K, Belkouch A, El Khatib K, Siah S. Burn patients’ management during the COVID-19 pandemic: an institutional report from the Mohammed Vth Teaching Armed Forces Hospital in Morocco. Burns 2020;46:1718-9.
13. Azzena B, Perozzo FAG, De Lazzari A, Valotto G, Pontini A. Burn Unit admission and management protocol during COVID-19 pandemic. Burns 2021;47:52-7.
14. Kumar S, Kain R, More A, Sheth S, Arumugam PK. Burns and COVID-19 Initial Experience and Challenges. J Burn Care Res 2020;42:794-800.
15. Huang Z, Zhuang D, Xiong B, Deng DX, Li H, Lai W. Occupational exposure to SARS-CoV-2 in burns treatment during the COVID-19 epidemic: specific diagnosis and treatment protocol. Biomed Pharmacother 2020110176.
16. Blake M, Roadley-Battin R, Torlinski T. Prophylactic anti-coagulation after severe burn injury in critical care settings. Acta Med Litu 2019; 26: 38-45.
17. Connors JM, Levy JH. COVID-19 and its implications for thrombosis and anticoagulation. Blood 2020;135:2033-40.
18. Soltany A, Hasan A, Mohanna F. Burn management during the COVID-19 pandemic: Recommendations and considerations. Avicenna J Med 2020;10:163-73
19. Blake M, Roadley-Battin R, Torlinski T. Prophylactic anti-coagulation after severe burn injury in critical care settings. Acta Med Litu 2019;26:38-45.
20. Ma S, Yuan Z, Peng Y, Chen J, Li H, Luo Q, et al. Experience and suggestion of medical practices for burns during the outbreak of COVID-19. Burns 2020;46:749-55.
21. Wang R, Peng Y, Jiang Y, Gu J. Managing chronic wounds during novel coronavirus pneumonia outbreak. Burn Trauma 2020;8:4-7
22. Huang Z, Zhuang D, Xiong B, Deng DX, Li H, Lai W. Occupational exposure to SARS-CoV-2 in burns treatment during the COVID-19 epidemic: Specific diagnosis and treatment protocol. Biomed Pharmacother 2020; 127:110176
23. Altıner S, Tuncal S, Ünal Y, Çöl M, Büyükkasap Ç, Pekcici MR. The effect of COVID-19 pandemic on the number of patients in burns services. Int Wound J. 2022;19(8):1975-1979. doi:10.1111/iwj.13797.
24. Farroha A. Effects of COVID-19 pandemic on burns epidemiology. Burns. 2020;46(6):1466. doi:10.1016/j.burns.2020.05.022
25. Yamamoto R, Sato Y, Matsumura K, Sasaki J. Characteristics of burn injury during COVID-19 pandemic in Tokyo: a descriptive study. Burns Open.2021;5:40-45. doi:10.1016/j.burnso.2021.06.007.
26. Nguyễn Thống và Đặng Tất Thắng (2015). Đánh giá thực trạng tai nạn bỏng trẻ em tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội trong 5 năm từ 2010 - 2014. Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng. số 2 (2015): tr. 30-35.
27. Ngô Minh Đức (2020) Đặc điểm quân nhân bị bỏng điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia trong 10 năm (2008-2017). Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng. Số 2 (2020): tr. 7-15.
28. Lê Tiến Dũng, Phạm Văn Công, Trịnh Văn Trung, Nguyễn Thanh Xuân,La Quang Hổ, Đinh Công Pho, Lương Công Thức, Trần Viết Tiến (2021) Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Covid-19 có bệnh lý nền điều trị taị Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 2, Bệnh viện Quân y 103. Tạp chí Y Dược học Quân sự. Số đặc biệt về chuyên đề Covid-19: 162-167.
29. Đặng Hoàng Nga, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Hạnh (2015). Tình hình thu dung và điều trị bỏng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng. số 2 (2015): tr. 54-60.
30. Nguyễn Quang Đông (2015). Đánh giá tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân bỏng nặng. Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng, số 2 (2015).