Đánh giá thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ có con 6 - 23 tháng tuổi tại Phòng Khám - Tư vấn dinh dưỡng và Tiêm chủng, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng

Phan Quốc Anh1, Phạm Tuấn Việt2,, Nguyễn Thị Hương Lan1, Phạm Đức Minh3
1 Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
2 Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh, Hà Nội
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chỉ số nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Infant and child feeding index - ICFI) là một tập hợp các chỉ số nuôi dưỡng cần đạt được việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được ăn uống phù hợp nhằm đạt được kết quả dinh dưỡng tối ưu cho cộng đồng.
Mục tiêu: Đánh giá thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ có con 6-23 tháng tuổi tại Phòng khám - Tư vấn dinh dưỡng và Tiêm chủng, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng (YHDP&YTCC) năm 2022 - 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, dữ liệu về thực hành nuôi dưỡng được thu thập từ 394 cặp bà mẹ và con của họ trong độ tuổi 6 - 23 tháng tuổi đến khám - tư vấn và tiêm chủng tại phòng khám, trong thời gian từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2023. 6 chỉ số ICFI được phỏng vấn cụ thể bao gồm: Trẻ hiện có đang bú mẹ, bú bình, tuổi bắt đầu ăn bổ sung, số bữa ăn trong ngày, khẩu phần ăn trong 24 giờ, tần suất sử dụng thực phẩm trong 7 ngày.
Kết quả: Tổng điểm ICFI trung bình là 6,58 ± 1,0. Trong số 6 tiêu chí đánh giá, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi của trẻ (p < 0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê các chỉ số ICFI với tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ (p < 0,05). Ngược lại không có sự khác biệt thống kê ở chỉ số thời gian bắt đầu cho ăn dặm với tình trạng SDD ở trẻ (p > 0,05).
Kết luận: Chỉ số ICFI có thể sử dụng để đánh giá thực hành nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở các nghiên cứu y tế cộng động.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Unicef for every child, World Health Organization, và World Bank Group, “Levels and trends in child malnutrition 2021”, WHO Document Production Services, 2021.
2. Viện Dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê, “Tổng điều tra dinh dưỡng 2019 - 2020”. Trung tâm giáo dục truyền thông dinh dưỡng, 2021.
3. M. T. Ruel và P. Menon, “Child feeding practices are associated with child nutritional status in Latin America: innovative uses of the demographic and health surveys”, J. Nutr., vol 132, p.h 6, 1180–1187, 6/2002, doi: 10.1093/jn/132.6.1180.
4. P. Qu và c.s., “Association between the Infant and Child Feeding Index (ICFI) and nutritional status of 6- to 35-month-old children in rural western China”, PLOS ONE, vol 12, p.h 2, e0171984, 2/2017, doi: 10.1371/journal.pone.0171984.
5. Phạm Minh Châu, “Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng trẻ từ 6-36 tháng tuổi tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I Thành phố Hồ Chí Minh”, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2022.
6. Dusingizimana T., Weber J. L., Ramilan T., Iversen P. O., và Brough L., “An empirical study of factors associated with height-for-age z-scores of children aged 6−23 months in northwest Rwanda: the role of care practices related to child feeding and health”, Br. J. Nutr., vol 126, p.h 8, 1203–1214, 10/2021, doi: 10.1017/S0007114520004961.
7. S. R. Chaudhary, S. Govil, M. K. Lala, và H. B. Yagnik, “Infant and Young Child Feeding Index and its association with nutritional status: A cross-sectional study of urban slums of Ahmedabad”, J. Fam. Community Med., vol 25, p.h 2, 88–94, 2018, doi: 10.4103/jfcm.JFCM_82_17.
8. P. Thaweekul, P. Sinlapamongkolkul, J. Tonglim, và P. Sritipsukho, “Associations between the infant and young child feeding index and nutritional status”, Pediatr. Int., vol 63, p.h 8, 958–964, 8 2021, doi: 10.1111/ped.14570.
9. P. Chaithaweesup, S. Boonrusmee, S. Jaruratanasirikul, M. Puwanant, K. Chimrung, và H. Sriplung, “Infant and Child Feeding Index (ICFI) and NutritionalAssessment in 6-12-Month-Old Infants: A Study inSouthern Thailand”, 2022. doi: 10.15226/jfs.2022.001190
10. F. O. Samuel và E. G. Ibidapo, “Complementary Feeding Practices and Associated Factors Among Nursing Mothers in Southwestern Nigeria”, Int. J. Matern. Child Health AIDS, vol 9, số p.h 2, tr 223–231, 2020, doi: 10.21106/ijma.363.