Nghiên cứu một số đặc điểm bỏng điện ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019

Trần Đình Hùng1,, Ngô Tuấn Hưng 1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét một số đặc điểm về dịch tễ học, lâm sàng và kết quả điều trị của trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏng điện điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê, mô tả dựa trên hồ sơ bệnh án được lưu trữ tại Bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu: Có 167 bệnh nhi dưới 16 tuổi bị bỏng điện, điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác trong 3 năm từ 2017 đến 2019.
Nguyên nhân chủ yếu do điện hạ thế chiếm 89,8%; thường gặp ở vùng nông thôn (86,2%) và ở trẻ nam (76,6%). Lứa tuổi hay gặp bỏng điện cao thế là trên 10 tuổi (85%), trong khi đó trẻ dưới 6 tuổi hay gặp bỏng điện hạ thế (65,35%). So với nhóm bệnh nhân bị bỏng điện hạ thế, nhóm bệnh nhân bị bỏng điện cao thế có tỷ lệ sốc bỏng cao hơn p = 0,0000), diện tích bỏng, diện tích bỏng sâu lớn hơn, số lần phẫu thuật nhiều hơn, thời gian nằm viện dài hơn (p = 0,0000).
Tỷ lệ cắt cụt, tháo khớp của bệnh nhi bỏng điện là 15,56% và không có bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị.
Kết luận: Bỏng điện ở trẻ em là một cấp cứu thường gặp, kết quả điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác với 100% được điều trị khỏi ra viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. 1Ahmad I., Akhtar S., Rashidi E.et al. (2012) Electrical burns in children: An experience. Indian Journal of Burns, 20 (1), 30.
2. Roberts S., Meltzer J. A. (2013) An evidence based approach to electrical injuries in children. Pediatric emergency medicine practice, 10 (9),1-16; quiz 16.
3. Rai A., Khalil S., Batra P.et al. (2013) Electrical injuries in urban children in New Delhi. Pediatric emergency care, 29 (3), 342-345.
4. Glatstein M. M., Ayalon I., Miller E.et al. (2013) Pediatric electrical burn injuries: experience of a large tertiary care hospital and a review of electrical injury. Pediatric emergency care, 29(6), 737-740.
5. Çelik A., Ergün O., Özok G. (2004) Pediatric electrical injuries: a review of 38 consecutive patients. Journal of pediatric surgery, 39 (8),1233-1237.
6. Patil S. B., Khare N. A., Jaiswal S.et al. (2010) Changing patterns in electrical burn injuries in a developing country: should prevention programs focus on the rural population? Journal of burn care & research, 31 (6), 931-934.
7. Nguyễn Ngọc Tuấn (2016) Bỏng điện. Bỏng -Giáo trình sau đại học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 344 – 356