Kết quả nghiên cứu giải phẫu cuống mạch cấp máu cho vạt da cơ dưới móng

Đỗ Văn Tú1,, Nguyễn Văn Phùng2
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vạt da cơ dưới móng được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật tạo hình đầu mặt cổ, đặc biệt là tái tạo khuyết hổng lưỡi và sàn miệng. Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm giải phẫu cuống mạch cấp máu cho vạt.
Phương pháp: Tiến hành trên 20 tiêu bản xác tươi của người Việt trưởng thành được bảo quản lạnh - 300 C tại Bộ môn Giải phẫu của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả: Động mạch cấp máu cho vạt là động mạch giáp trên (20/20 tiêu bản). Tĩnh mạch hồi lưu máu cho vạt là tĩnh mạch giáp trên (20/20 tiêu bản). Ngoài ra đảo da phía trên vạt còn hồi lưu máu qua hệ thống tĩnh mạch cảnh trước thông qua vòng nối với tĩnh mạch mặt và/hoặc tĩnh mạch lưỡi (18/20 tiêu bản).
Kết luận: Vạt da cơ dưới móng có cuống mạch hằng định, linh hoạt thích hợp cho tái tạo tổn khuyết lưỡi và sàn miệng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hữu Phúc (2007). Ung Thư Lưỡi Dịch Tễ - Chẩn Đoán - Điều Trị, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Sittitrai P., Srivanitchapoom C., Reunmakkaew D., et al. (2017). Submental island flap reconstruction in oral cavity cancer patients with level I lymph node metastasis. Br J Oral Maxillofac Surg, 55(3): 251-5.
3. Huang L., Gao X., Su T., et al. (2018). Vertical platysma myocutaneous flap reconstruction for oral defects using three different incision designs: experience with 68 cases. Int J Oral Maxillofac Surg, 47(3): 324-9.
4. Ouyang D., Su X., Chen W. C., et al. (2013). Anatomical study and modified incision of the infrahyoid myocutaneous flap. Eur Arch Otorhinolaryngol, 270(2): 675-80.
5. Gupta P., Bhalla A. S., Thulkar S., et al. (2014). Variations in superior thyroid artery: A selective angiographic study. Indian J Radiol Imaging, 24(1): 66-71.
6. Won S. Y. (2016). Anatomical considerations of the superior thyroid artery: its origins, variations, and position relative to the hyoid bone and thyroid cartilage. Anat Cell Biol, 49(2): 138-42.
7. Dessie M. A. (2018). Variations of the origin of superior thyroid artery and its relationship with the external branch of superior laryngeal nerve. PLoS One, 13(5): e0197075.
8. Ozgur Z., Govsa F., Celik S., et al. (2009). Clinically relevant variations of the superior thyroid artery: an anatomic guide for surgical neck dissection. Surg Radiol Anat, 31(3): 151-9.
9. Haddad D., Vacher C. (2009). [Anatomic bases of the infrahyoid flap: vascular pedicles and innervation]. Morphologie, 93(300): 9-12.
10. Lyu X., Liu S., Zheng L., et al. (2021). New approach to an overlooked flap: Technique to augment venous drainage of the infrahyoid myocutaneous flap. Head Neck, 43(3): 942-8.