Đặc điểm hình thái vi thể và hóa mô miễn dịch tại vết thương mạn tính điều trị huyết tương giàu tiểu cầu tự thân

Phạm Minh Quyết1,, Nguyễn Tiến Dũng1, Đoàn Thị Hằng2, Nguyễn Thị Hương1, Phạm Thị Huế1, Nguyễn Hồng Thái1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Viện mô Phôi lâm sàng Quân đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái vi thể và hóa mô miễn dịch tại chỗ vết thương mạn tính được điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh trước - sau trên 30 bệnh nhân có vết thương mạn tính (VTMT) đang điều trị tại Trung tâm Liền vết thương - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Kết quả: Tại thời điểm T0, tổn thương mất lớp biểu bì, thâm nhiễm nhiều tế bào viêm, nguyên bào sợi (NBS) và mạch máu nghèo nàn. Tại thời điểm T1, giảm sự thâm nhiễm các tế bào viêm, tăng sinh mạch máu tân tạo, NBS tăng sinh nhưng chưa có cấu trúc rõ ràng. Tại thời điểm T2, tế bào viêm còn rất ít, mạch máu tân tạo có xu hướng hợp lại thành mạch lớn hơn, NBS phát triển dày đặc, cấu trúc rõ ràng, xuất hiện các cấu trúc bó, bè collagen.
Kết luận: Sử dụng huyết tương giầu tiểu cầu có hiệu quả làm giảm quá trình viêm, tăng sinh mạch máu và nguyên bào sợi, từ đó tái cấu trúc lại chất nền ngoại bào tại chỗ vết thương mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nussbaum S. R., Carter M. J., Fife C. E. et al (2018), "An Economic Evaluation of the Impact, Cost, and Medicare Policy Implications of Chronic Nonhealing Wounds", Value Health, 21(1), p27-32.
2. Marx R. E. (2001), "Platelet-rich plasma (PRP): what is PRP and what is not PRP?", Implant Dent, 10(4), p225-228.
3. Mehta S. and Watson J. T. (2008), "Platelet rich concentrate: basic science and current clinical applications", J Orthop Trauma, 22(6), p432-438.
4. Yuan T., Zhang C. Q., Tang M. J. et al (2009), " Autologous Platelet-rich Plasma Enhances Healing of Chronic Wounds", Wounds, 21(10), p280-285.
5. Díaz-Herrera MÁ and Martínez-Riera J. R. (2021), "Multicentre Study of Chronic Wounds Point Prevalence in Primary Health Care in the Southern Metropolitan Area of Barcelona", J Clin Med, 10(4),
6. Goh O. Q., Ganesan G., Graves N. et al (2020), "Incidence of chronic wounds in Singapore, a multiethnic Asian country, between 2000 and 2017: a retrospective cohort study using a nationwide claims database", BMJ Open, 10(9), pe039411.
7. Broughton G., 2nd, Janis J. E. and Attinger C. E. (2006), "Wound Healing: an overview", Plast Reconstr Surg, 117(7 Suppl), p1e-S-32e-S.
8. Heather L., David Keast, Louise Forest et al (2011), "Basic Principles of Wound Healing", Wound Care Canada Magazine, 9(2), p4-12.
9. Gabbiani G., Ryan G. B. and Majne G. (1971), "Presence of modified fibroblasts in granulation tissue and their possible role in wound contraction", Experientia, 27(5), p549-550.
10. Stuart Enoch and Patricia Price (2004), "Cellular, molecular and biochemical differences in the pathophysiology of healing between acute wounds, chronic wounds and wounds in the aged", World Wide Wounds, pAug 2004.
11. Grice E. A. and Segre J. A. (2012), "Interaction of the microbiome with the innate immune response in chronic wounds", Adv Exp Med Biol, 946, p55-68.
12. Nguyễn Thị Bích Phượng (2016), Đánh giá hiệu quả của liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân điều trị tại chỗ vết loét mạn tính, Luận văn thạc sĩ, Học viện Quân y.
13. Vũ Văn Dưỡng (2017), Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học vết loét lâu liền được điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân, Luận văn thạc sĩ, Học viện Quân y.
14. Anitua E., Aguirre J. J., Algorta J. et al (2008), "Effectiveness of autologous preparation rich in growth factors for the treatment of chronic cutaneous ulcers", J Biomed Mater Res B Appl Biomater, 84(2), p415-421.
15. Singh Roop, Dhayal Raj, Sehgal Paramjit et al (2015), "To Evaluate Antimicrobial Properties of Platelet Rich Plasma and Source of Colonization in Pressure Ulcers in Spinal Injury Patients", Ulcers, 2015, p1-7.