Báo cáo một trường hợp ghép da đồng loại từ người hiến tạng chết não tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Ngô Đức Hiệp1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tổn thương phỏng lửa diện rộng, diện độ sâu lớn do xăng, gas tại Khoa Bỏng và Tạo hình (Bệnh viện Chợ Rẫy) hiện nay còn rất phổ biến. Để cứu sống người bệnh, cần cắt lọc hoại tử, che phủ sớm vết thương, nhằm giảm thiểu tối đa nhiễm trùng, mất nước, điện giải, protein qua vết thương, giảm đau, đẩy nhanh quá trình liền thương, cải thiện tỉ lệ sống còn cho người bệnh. Ghép da đồng loại từ người thân đã được áp dụng tại Khoa từ nhiều năm trước để điều trị cho người bệnh.
Chúng tôi xin trình bày một trường hợp ghép da đồng loại từ người cho chết não đầu tiên tại Khoa Bỏng - Tạo hình.
Phương pháp: Người bệnh bỏng sau khi được hồi sức tích cực được cắt lọc sớm vết thương hai lần, ghép da đồng loại từ người cho chết não 1 lần, sau đó được ghép da tự thân hai lần.
Kết quả: Da ghép đồng loại bám dính tốt, sau 10 ngày có hiện tượng bong dần do thải ghép, để lộ nền mô hạt đẹp. Người bệnh được ghép da tự thân hai lần tiếp theo, da ghép bám sống tốt, vết thương liền hoàn toàn, được cho xuất viện.
Kết luận: Ghép da đồng loại đã được sử dụng trong thực hành lâm sàng hơn một thế kỉ qua, là vật liệu thay thế da sinh lí nhất, giúp tạo hàng rào chống nhiễm trùng, mất nước, điện giải, protein qua vết thương, giảm đau, tốt cho lành thương, cải thiện tỉ lệ sống còn cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ người hiến tạng, hiến da ở nước ta nói chung còn thấp, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng chưa có ngân hàng mô ghép để bảo quản da đồng loại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Như Lâm và Đinh Văn Hân (2014), “Nghiên cứu tác dụng che phủ và bảo vệ vết thương bỏng sâu diện rộng của da đồng loại bảo quản”, Tạp chí Y học thảm hoạ và Bỏng.3: 32-39.
2. Đinh Văn Hân (2012), “Thành tựu bảo quản mô và công nghệ mô trong định hướng cho việc thành lập ngân hàng đa mô tại Viện Bỏng Lê Hữu Trác”, Tạp chí Y học thảm hoạ và Bỏng, số 2: 1-6.
3. Chu Anh Tuấn (2020), "Sử dụng da đồng loại trong điều trị bỏng", Tạp chí Y học thảm hoạ và Bỏng, số 1: 48-57.
4. Ben-Bassat H. (2005), “Performance and safety of skin allografts”. Clin Dermatol; 23, pp. 365-375.
5. Zidan SM, Eleowa SA (2014), “Banking and use of glycerol preserved full-thickness skin allograft harvested from body contouring procedures”, Burns, 40 (4): 641-7.
6. Võ Văn Phúc (2018), Cắt lọc hoại tử sớm trong điều trị bỏng sâu, Tạp chí Y học Bệnh viện Chợ Rẫy.