Đánh giá kiến thức, thực hành và xác định một số yếu tố liên quan về chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại một bệnh viện ở Hà Nội, Việt Nam

Phan Thị Dung1,2,3,, Nguyễn Thị Phương4, Chu Thị Hường4
1 Trường Đại học Y Dược/Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
3 Bệnh viện Phụ Sản Thiện An
4 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chăm sóc vết thương tốt sẽ hạn chế nhiễm khuẩn thứ phát, tạo điều kiện cho vết thương hồi phục nhanh chóng, hạn chế những tổn thất về kinh tế cho người bệnh và tạo được niềm tin của người bệnh, người nhà người bệnh đối với nhân viên y tế nói chung và Điều dưỡng nói riêng.
Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, thực hành về chăm sóc vết thương của điều dưỡng khối ngoại và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về chăm sóc vết thương tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2023.
Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang trên toàn bộ 76 điều dưỡng lâm sàng khối ngoại được đánh giá kiến thức, thực hành về chăm sóc vết thương từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023.
Kết quả: Tuổi trung bình là 35,6 ± 6,8 tuổi, nữ chiếm 89,5%. Kiến thức về chăm sóc vết thương đạt 82,9%, trong đó cao nhất về giáo dục sức khỏe cho người bệnh đạt 81,6%, thấp nhất kiến thức về chăm sóc vết thương nhiễm khuẩn đạt 64,5%. Thực hành về chăm sóc vết thương kết quả đạt 98,6%. Kiến thức về chăm sóc vết thương có mối liên quan với khoa công tác. Thực hành về chăm sóc vết thương có mối liên quan với nhóm tuổi, số năm công tác và số năm công tác tại khoa với p < 0,05.
Kết luận: Kiến thức về chăm sóc vết thương có mối liên quan với khoa công tác. Thực hành về chăm sóc vết thương có mối liên quan với nhóm tuổi, số năm công tác và số năm công tác tại khoa với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Macdonald JM and Ryan TJ (2010). “Global impact of the chronic wound and lymphoedema, Wound and Lymphedema Management”. World Health Organization, Geneva.
2. Bộ Y tế (2012). “Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam”. Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21/4/2012.
3. Bộ Y tế (2022). “Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam”. Quyết định số 3474/QĐ-BYT ngày 28/12/2022.
4. Phan Thị Dung, Nguyen Duc Chinh, Pham Phuc Khanh et all (2017). “Effectiveness of Training Programme on NursesWound Care Competencies after One Year of Implementation”. The Thai Journal of SURGERY 2017; 38: 140-146.
5. Phan Thị Dung, Le Thi Trang, Ha Huu Tung (2020). “Nurses’Knowledge, Practice, and Confidence After the Training Program on Wound Care at the Agriculture General Hospital in Vietnam”. Open Journal of Nursing. Vol 10, pg 646-656.
6. Bộ Y tế (2016). “Về việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam”. Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016.
7. Phan T D, Nguyen Duc Chinh, Truong My Ha et all (2023). “Nurse’ wound care competency in a sample of hospital in Northem Vietnam”. British Journal of Nursing, Vol 32, No4, pg S10-S19.
8. Trịnh Văn Thọ và cộng sự (2021). “Thực trạng chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn của Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn năm 2021 “Tạp chí khoa học Điều dưỡng - Tập 05 - Số 03”.
9. Trần Bình Giang, Phan Thị Dung và cộng sự (2021). “Tài liệu đào tạo Chăm sóc vết thương”. Nhà Xuất bản Y học, 2021. Tr 27-35.