Đánh giá mô hình vết loét da mạn tính trên chuột cống trắng bằng Doxorubicin

Ngô Minh Đức1,, Chu Anh Tuấn1, Đỗ Xuân Hai2, Lê Ánh Nguyệt2, Phạm Thị Huế1, Trương Minh Tuấn3, Thân Thị Trang Uyên2,4
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Học viện Quân y
3 Viện Y học cổ truyền Quân đội
4 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá quá trình gây mô hình và đặc điểm của vết thương da mạn tính trên chuột cống trắng bằng cách tiêm Doxorubicin trong da với liều khác nhau để tối ưu hóa mô hình trước khi đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Đối tượng và phương pháp: Chuột cống trắng trọng lượng 170 - 250 gram được tiêm trong da 2 bên lưng Doxorubicin nồng độ 2mg/ml với các liều 0,2mg, 0,5mg và 1mg tại 3 vị trí khác nhau bụng dưới, sau vai và sau tai. Sau khi vết loét da đạt tối đa, tạo vết thương cắt da hình tròn đường kính 10mm.
Kết quả: 100% đạt hiệu quả hình thành loét da. Ở các liều tiêm 0,2mg, 0,5mg và 1mg thời gian xuất hiện tổn thương lần lượt là 3,89 ± 0,74 ngày, 3,44 ± 0,50 ngày và 3,29 ± 0,70 ngày; thời gian tổn thương đạt mức tối đa lần lượt là 7,00 ± 0,82 ngày, 11,50 ± 1,12 ngày và 15,50 ± 0,96 ngày. Thời gian liền vết thương sau tạo vết loét lần lượt là 12,5 ± 2,18 ngày, 23,25 ± 2,33 ngày và 58,00 ± 7,65 ngày. Ở liều tiêm 0,5mg và 1mg tổn thương có hình ảnh viêm mạn tính đặc trưng trên xét nghiệm mô bệnh học.
Kết luận: Gây mô hình vết loét da mạn tính trên chuột cống trắng bằng cách tiêm trong da Doxorubicin (2mg/ml) nên lựa chọn liều lượng tiêm: 0,5 - 1mg (0,25ml - 0,5ml)/vị trí tiêm, tại 1 vị trí sau chân trước.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mustoe T. (2004) Understanding chronic wounds: a unifying hypothesis on their pathogenesis and implications for therapy. The American Journal of Surgery.187 (5): S65-S70.
2. Arifin W.N., Zahiruddin W.M.J.T.M.j.o.m.s.M. (2017). Sample size calculation in animal studies using resource equation approach. 24(5): 101.
3. Rudolph R., Suzuki M. and Luce J. (1979) Experimental skin necrosis produced by adriamycin. Cancer Treatment Reports.63 (4): 529-537.
4. Nunan R., Harding K. G. and Martin P. (2014) Clinical challenges of chronic wounds: searching for an optimal animal model to recapitulate their complexity. Disease models & mechanisms.7 (11): 1205-1213.
5. Lương Thị Kỳ Thủy (2014). Đánh giá tác dụng điều trị loét da mạn tính của cao TG trên mô hình thực nghiệm. Tạp chí Y Dược học cổ truyền Quân sự. 4 (2): 15-22.
6. Nguyễn Thu Trang, Đỗ Thuý Hằng, Lương Thị Kỳ Thuỷ, Phạm Xuân Thắng, Trần Quang Minh (2020). Nghiên cứu hiệu quả điều trị loét da mạn tính về mặt hình thái đại thể của bài thuốc GTK 108 trên động vật thực nghiệm. Tạp chí Y Dược Lâm sàng 108, 15(4): 73-80.
7. Tran Thanh Tung, Pham Thi Van Anh,Vu Quang Huy, Nguyen Thi Thanh Loan, Tran Thuy Trang, Nguyen Kim Giang, Nguyen Thi Quynh Nga (2023). The effects of KEM CON ONG and KEM TRI BONG creams on Doxorubicin-induced skin ulcer in rats. Journal of Medical Research. 166 E12(5): 11-19.
8. Robert T. Dorr, David S. Albert, H.Shiao Sheng, Geogre Chen (1980). Experimental Model of Doxorubicin Extravasation in the Mouse. Journal of Pharmacological Methods 4: 237-250.