Nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma lạnh trong điều trị hỗ trợ làm lành vết thương bỏng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Plasma là trạng thái thứ 4 của vật chất, gồm có plasma nhiệt và plasma lạnh. Plasma lạnh được tạo ra bởi nhà hóa học và vật lý người Anh William Crookes năm 1879.
Plasma được ứng dụng trong y học từ rất lâu: Xử lý bề mặt các vật liệu cấy ghép, tiệt trùng dụng cụ y tế [12], điều trị vết thương [18]. Ứng dụng Plasma lạnh trong điều trị có hiệu quả diệt khuẩn, diệt các loại vi khuẩn rất nhanh chóng, diệt các loại nấm và ức chế sự phát triển của virus.
Chính vì điều đó trong thời gian qua chúng tôi đã nghiên cứu chiếu tia Plasma lạnh điều trị hổ trợ cho vết thương bỏng đã đem lại một số kết quả khả quan được báo cáo đề tài tại Bộ Y tế thông qua, do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ‘Ứng dụng công nghệ Plasma lạnh trong điều trị hổ trợ làm lành vết thương bỏng”.
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và an toàn của phương pháp điều trị bỏng bằng chiếu tia plasma lạnh.
Đối tượng, phương pháp: 30 bệnh nhân bị bỏng được điều trị chiếu tia plasma lạnh tại Khoa Bỏng - Phẫu thuật Tạo hình Di chứng, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Phẫu thuật Tạo hình (Bệnh viện Trung ương Huế) từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 06 năm 2024.
Kết quả: Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân bỏng được điều trị hổ trợ bằng tia Plasma lạnh tai Bệnh viện Trung ương Huế:
- Tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới, nam/nữ: 56,67%/43,33%,
- Nguyên nhân hay gặp do bỏng nhiệt ướt và nhiêt khô chiếm đa phần 93,4%,
- Bệnh nhân vào viện sớm trước 6 giờ chiếm 96,7%.
- Vị trí hay gặp nhất là ở chi trên gặp nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 70% (21/30).
- Vết thương bỏng của bệnh nhân đa phần khi đưa vào nghiên cứu là vết thương phù nề, sung huyết, bỏng nước chiếm tỷ lệ 73,33%.
- Các bệnh nhân trong diện nghiên cứu thì diện tích bỏng trung bình là 7,7 ± 4,1%, nhỏ nhất là 1% và lớn nhất là 20%.
Vết thương bỏng trước 4 tuần là biểu mô hóa hoàn toàn chiếm 76,67%, có 6 trường hợp mô hạt đỏ được phẫu thuật ghép da chiếm 20%.
- Không có biến chứng xảy ra khi điều trị chiếu plasma lạnh.
- Ngày điều trị trung bình là 15,4 ± 5,7 ngày.
- Có mối tương quan giữa số ngày biểu mô (lành) vết thương và số ngày điều trị
Kết luận: Chiếu tia Plasma lạnh thúc đẩy quá trình liền vết thương bỏng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Plasma lạnh, vết thương bỏng, làm lành vết thương
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y Tế, (2017). Quyết định số 898/ QĐ-BYT, Về việc ban hành hướng dẫn quy trình kỹ thuật hỗ trợ điều trị vết thương bằng máy Plasmamed.
3. Nguyễn Tiến Dũng, (2013), "Dịch tiết tại chỗ vết thương - Tác dụng và kiểm soát", Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng, (2), tr. 58-59.
4. Ngô Minh Đức, (2018), "Đặc điểm thu dung bệnh nhân điều trị bỏng tại viện Bỏng Quốc gia từ năm 2008 đến 2017", Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng, (5), tr. 28-37.
5. Nguyễn Viết Hải, (2015), “Đánh giá kết quả điều trị bỏng tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 19(5), tr. 8-12.
6. Nguyễn Viết Lượng, (2010), "Tình hình Bỏng tại Việt Nam trong 2 năm 2008-2009", Tạp chí Y học thực hành, (11), tr. 41-44.
7. Phạm Văn Lình, (2008), Ngoại bệnh lý, 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 300-313.
8. Bạch Sỹ Minh, Đỗ Hoàng Tùng, (2015), "Điều trị eczema bằng plasma argon lạnh. Case study", Tạp chí Y học thực hành, 953(3), tr. 28-30.
9. Lê Năm, (2006), Sơ Cứu Cấp Cứu Và Điều Trị Bỏng, Nhà xuất bản Y Học, tr. 008-0205.
10. Phạm Đăng Nhật, Ngô Đức Hiệp, (2019). Đánh giá tính an toàn và hiệu quả diệt khuẩn, làm lành vết thương trong điều trị bỏng độ II-III nông của máy phát tai plasma lạnh PlasmaMed do Cty cổ phần Công nghệ Plasma sản xuất, Báo cáo kết quả thử thuốc trên lâm sàng, Bệnh viện Trung Ương Huế.
11. Trần Quang Phú, Đỗ Lương Tuấn, (2018), "Đặc điểm lâm sàng liên quan tới thời gian điều trị của bệnh nhân bỏng do lửa cồn tại Viện Bỏng Quốc gia: Nghiên cứu hồi cứu", Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng, (5), tr. 46-53.
12. Arndt S, Landthaler M, (2015), "Effects of cold atmospheric plasma (CAP) on b-defensins, inflammatory cytokines, and apoptosis-related molecules in keratinocytes in vitro and in vivo", PLoS One, 10, pp.0120041.
13. American Burn Association (2017), "National Burn Repository 2017 Report".
14. Betancourt-Angeles M, Pena R, et al, (2017), "Treatment in the healing of burns with a cold plasma source", Int J Burns Trauma, 7(7), pp.142-146.
15. Daeschlein G, Scholz S, et al, (2012), "Cold plasma is well-tolerated and does not disturb skin barrier or reduce skin moisture", J Dtsch Dermatol Ges, 10(7), pp .509-15.
16. International Society for Burn Injuries (2016), "ISBI Practice Guidelines for Burn Care", Burns, 42(5), page. 953-1021.
17. Lucas Buzeli de S, Jennyffer Ione deS, et al, (2020), “Argon Atmospheric Plasma Treatment Promotes Burn Healing by Stimulating Inflammation and Controlling the Redox State”, Original Article.
18. Shrestha R, Pandey P, (2020), “Effect of Cold Atmospheric Pressure Argon Plasma Jet on Wound Healing”, Global Scientific Journals, (8), pp. 1080-1093.
19. Sirapong W, Cong Phi D, et al, (2021), “Non-Thermal Atmospheric Pressure Argon-Sourced Plasma Flux Promotes Wound Healing of Burn Wounds and Burn Wounds with Infection in Mice through the Anti-Inflammatory Macrophages”, Applied sciences, (11), pp.2-16.
20. Song Y, Lee Y, Kim H, (2019), “Wound Healing Effect of Nonthermal Atmospheric Pressure Plasma Jet on a Rat Burn Wound Model: A Preliminary Study”, Journal of Burn Care & Research, (40), pp. 923-929.
21. Shekhter, A. B., et al. (1998), "Experimental and clinical validation of plasmadynamic therapy of wounds with nitric oxide", Bulletin of Experimental Biology and Medicine. 126(2), 829-834.
22. Woedtke T, Bekeschus S, (2021), “Medical gas plasma-stimulated wound healing: Evidence and mechanisms”, Elsevier, (46).