Giới thiệu bộ công cụ đánh giá bệnh viện quân y an toàn trong thảm hoạ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Giới thiệu kết quả xây dựng bộ công cụ đánh giá bệnh viện quân y (BVQY) an toàn trong thảm hoạ
Đối tượng và phương pháp: Bộ công cụ được xây dựng trên cơ sở cập nhật, bổ sung Bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong thảm hoạ của WHO năm 2008 và 2015; Bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong thảm hoạ của Bộ Y tế năm 2013; các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn hiện hành. Tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện.
Kết quả: Bộ công cụ đánh giá BVQY an toàn trong thảm hoạ có kết cấu gồm 224 tiêu chí, chia làm 3 nhóm.
Nhóm A: Kết cấu và phi kết cấu liên quan đến kiến trúc; Nhóm B: Hệ thống trang thiết bị công trình đảm bảo an toàn cho người sử dụng; Nhóm C: Quản lý các hoạt động trong tình trạng khẩn cấp và thảm hoạ.
Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 3 mức: Đạt đầy đủ, đạt chưa đầy đủ và không đạt. Mức độ an toàn của bệnh viện được đánh giá theo 3 mức: Cao, trung bình, thấp dựa trên tổng điểm của tất cả các tiêu chí.
Kết luận: Đã xây dựng thành công bộ công cụ đánh giá bệnh viện Quân y an toàn trong thảm hoạ. Cần tổ chức đánh giá thực tế để hoàn thiện và ban hành sử dụng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thảm hoạ, Bộ công cụ đánh giá, bệnh viện quân y (BVQY)
Tài liệu tham khảo
2. WHO, Hospital Safety Index Guide for Evaluators, 2nd ed. World Health Organization, 2015.
3. Bộ Y tế. Quyết định QĐ 4695/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 21/11/2013 về việc ban hành bộ công cụ đánh giá bệnh viện an toàn trong thảm hoạ.
4. Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế. Hướng dẫn bệnh viện lập kế hoạch ứng phó với tình huống thảm họa và tai nạn thương vong hàng loạt. 2015.
5. Nghị định 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
6. Lê Hồng Dương, Lê Huy Minh. Động đất, sóng thần và những kinh nghiệm của thế giới. Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng. 2010, số 2, tr.15 - 18.
7. Lestari F, Paramitasari D, Kadir A, et al. The Application of Hospital Safety Index for Analyzing Primary Healthcare Center (PHC) Disaster and Emergency Preparedness. Sustainability. 2022; 14: 1488.
8. Lamine H, Chebili N, Zedini C. Evaluating the level of disaster preparedness of Tunisian University Hospitals using the Hospital Safety Index: a nationwide cross-sectional study. Afri Health Sci. 2022; 22(3): 666-673.
9. Ardalan A, Kandi Keleh M, Saberinia A, et al. 2015 Estimation of Hospitals Safety from Disasters in I.R. Iran: The Results from the Assessment of 421 Hospitals. PLoS One. 2016;11: e0161542.
10. Raeisi, A.R., Torabipour, A., Karimi, L. 2018. Evaluating Hospital safety index in Susa public hospital: An action research study. Bali Medical Journal 7(2): 457-461.
11. Lamine H, Lamberti-Castronuovo A, Singh, P et al. A Qualitative Study on the Use of the Hospital Safety Index and the Formulation of Recommendations for Future Adaptations. Int. J. Environ. Res. Public Health. 2023; 20: 4985.
12. Kularatne D, Siriwardana C and Hasalanka H. Evaluating the Applicability of the “Hospital Safety Index Guide” for the Sri Lankan Context. 2019 Moratuwa Engineering Research Conference (MERCon), Moratuwa, Sri Lanka, 2019: 406-411.
13. WHO and PAHO. Medium and small hospitals safety index. World Health Organization, 2015.
14. Lestari F, Paramitasari D, Kadir A., et al The Application of Hospital Safety Index for Analyzing Primary Healthcare Center (PHC) Disaster and Emergency Preparedness. Sustainability, 2022; 14: 1488.