Nghiên cứu hiệu quả giảm đau của hỗn hợp Nefopam - Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển sau phẫu thuật nội soi khớp gối

Đinh Mạnh Hà1, Đặng Thị Hồng1, Nguyễn Tiến Đức2, Võ Văn Hiển3,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Bệnh viện K- cơ sở Tân Triều
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau của hỗn hợp Nefopam - Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển đường tĩnh mạch sau phẫu thuật nội soi khớp gối.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng, tiến cứu trên 50 BN có chỉ định phẫu thuật nội soi khớp gối dưới gây tê tủy sống, được giảm đau bằng hỗn hợp tỷ lệ (Fentanyl: 12,5mcg/ml; Nefopam 1,5mg/ml); cài đặt PCA với các thông số: liều nền 1ml/giờ (25mcg/giờ), liều bolus 1ml (25mcg), thời gian khóa 10 phút, liều tối đa 15ml/4 giờ. Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ bằng thang điểm VAS lúc nghỉ và lúc vận động, mức độ tiêu thụ các thuốc giảm đau sau mổ, mức độ hài lòng của bệnh nhân sau mổ.
Kết quả: Ở thời điểm 24 giờ sau phẫu thuật điểm đau VAS khi nghỉ và vận động của bệnh nhân là 1,18 ± 1,11 (0 - 3) và 2,52 ± 1,21 (0 - 6); liều lượng Fentanyl và Nefopam sử dụng trung bình là 27,78 ± 1,542ml (25ml - 30ml); số lần bolus thuốc giảm đau là 3,78 ± 1,54 lần (1 - 6 lần), không có trường hợp nào phải giải cứu đau, các bệnh nhân đều rất hài lòng (56%) và hài lòng (44,0%).
Kết luận: Giảm đau sau phẫu thuật nội soi khớp gối bằng hỗn hợp dung dịch Nefopam và Fentanyl bệnh nhân (BN) tự điều khiển đường tĩnh mạch cho hiệu quả giảm đau tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shi L., Zhu H., Shi L. L., et al. (2021), “Intra-articular magnesium to alleviate postoperative pain after arthroscopic knee surgery: A meta-analysis of randomized controlled trials”, Journal of Orthopaedic Surgery and Research, 2021, 16: 111.
2. Manuar M. B., Majumdar S., Das J., et al. (2014), “Pain relief after Arthroscopic Knee Surgery: A comparison of intra-articular ropivacaine, Fentanyl, and dexmedetomidine: A prospective, double-blinded, randomized controlled study”, Saudi Journal of Anaesthesia, 2014. 8(2): 233-237
3. Ng H. P., Nordstrom U., Axelsson K., et al. (2006), “Efficacy of intra-articular bupivacaine, ropivacaine, or a combination of ropivacaine, Morphine, and ketorolac on postoperative pain relief after ambulatory arthroscopic knee surgery: a randomized double-blind study”, Reg Anesth Pain Med, 2006, 31(1): 26-33.
4. Li C., Qu J. (2017), “Efficacy of dexmedetomidine for pain management in knee arthroscopy: A systematic review and meta-analysis”, Medicine, 2017. 96(43): 1- 5.
5. Kim K., Kim W. J., Choi D. K., et al. (2014), “The analgesic efficacy and safety of Nefopam in patient-controlled analgesia after cardiac surgery: A randomized, double-blind, prospective study”, J. Int. Med. Res, 2014. 42(3): 684-92
6. Dordoni P. L., Ventura D., Stefanelli A., et al. (1994), “Effect of ketorolac, ketoprofen and Nefopam on platelet function”, Anaesthesia, 1994. 49: p. 1046-1049.
7. Oh Y. N., Kim N. K., Jeong M. A., et al. et al. (2014), “Effects of Nefopam with Fentanyl in intravenous patient-controlled analgesia after arthroscopic orthopedic surgery: a prospective double-blind randomized trial”, Turk J Med Sci, 2018 48(1): 142-149.
8. Oh E. J., Sim W. S., Wi W. G. et al. (2021), “Analgesic Efficacy of Nefopam as an Adjuvant in Patient-Controlled Analgesia for Acute Postoperative Pain After Laparoscopic Colorectal Cancer Surgery”. J Clin Med, 2021. 10, 270.
9. Lee S., Lee S., Kim H., et al. (2021), “The Analgesic Efficacy of Nefopam in Patient-Controlled Analgesia after Laparoscopic Gynecologic Surgery: A Randomized, Double-Blind, Non-Inferiority Study”, J Clin. Med 2021 Mar; 10(5): 1043.
10. Lê Xuân Dương và cộng sự (2022), “Nghiên cứu hiệu quả giảm đau đường tĩnh mạch bằng hỗn hợp Nefopam kết hợp với Fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển (PCA) sau phẫu thuật cố định cột sống”, Tạp chí Y dược Lâm sàng 108, Tập 17 - Số đặc biệt 12/2022: Hội nghị Khoa học Phẫu thuật cột sống Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lần thứ 2.
11. Jin S., Lee Y. S., Kim D., et al. (2023), “Effect of Nefopam on Dysesthesia, Postoperative Pain, and Satisfaction in Patients with Lumbar Spinal Stenosis Undergoing Spine Surgery: A Double-Blind, Randomized Study”, J Clin Med., 12(23):7468.
12. Choi E., Karm M. H., So E. et al. (2019), “Effects on postoperative nausea and vomiting of Nefopam versus Fentanyl following bimaxillary orthognathic surgery: a prospective double-blind randomized controlled trial”, J Dent Anesth Pain Med. 2019 Feb; 19(1): 55-66.
13. Đặng Thị Châm (2005), Đánh giá tác dụng giảm đau sau mổ của Nefopam trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình chi dưới, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
14. Võ Văn Hiển, Nguyễn Văn Quỳnh, Cao Xuân Đường và cộng sự (2022), “Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật cắt hoại tử và ghép da bằng truyền tĩnh mạch liên tục hỗn hợp Nefopam và Morphin ở bệnh nhân bỏng”, Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng số 3 - 2022: 14- 20.
15. Jin S., Lee Y. S., Kim D., et al. (2023), “Effect of Nefopam on Dysesthesia, Postoperative Pain, and Satisfaction in Patients with Lumbar Spinal Stenosis Undergoing Spine Surgery: A Double-Blind, Randomized Study”, J Clin Med., 12(23):7468.