Khảo sát sự thay đổi số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân bỏng nặng

Nguyễn Ngọc Sơn1,, Lê Đức Mẫn1, Lê Thị Thu Huyền2
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân bỏng nặng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu ở 37 bệnh nhân bỏng nặng vào viện trong 24 giờ đầu sau bỏng từ tháng 3/2020 - 11/2020 tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Kết quả: Số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất ở ngày 3 sau bỏng (96,32 ± 38,42 G/l), tăng dần từ ngày 7 và về mức giới hạn bình thường ở ngày 14 và 21 sau bỏng. Số lượng tiểu cầu khác biệt có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm so với thời điểm nhập viện. Tỷ lệ bệnh nhân có giảm tiểu cầu < 150G/l chiếm tỷ lệ cao nhất ở ngày 3 sau bỏng (89,19%). Tại thời điểm ngày 7 sau bỏng, tiểu cầu có giá trị tiên lượng nhiễm khuẩn huyết với AUC = 0,712, độ nhạy 58,3% và độ đặc hiệu 79,2% (p < 0,05).
Số lượng tiểu cầu ở nhóm tử vong thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm được cứu sống tại các thời điểm từ ngày thứ 7 sau bỏng (p < 0,05). Có mối liên quan nghịch mức độ chặt chẽ giữa số lượng tiểu cầu với tỷ lệ tử vong tại thời điểm ngày 7 (r = -0,502), ngày 14 (r = -0,511) và 21 (r = -0,617) sau bỏng.
Kết luận: Số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất ở thời điểm ngày thứ 3 sau bỏng và thấp hơn ở nhóm tử vong. Số lượng tiểu cầu tại thời điểm ngày thứ 7 có ý nghĩa tiên lượng nhiễm khuẩn huyết với AUC = 0,712, độ nhạy 58,3% và độ đặc hiệu 79,2% (p < 0,05). Số lượng tiểu cầu liên quan nghịch mức độ chặt chẽ với tử vong tại thời điểm ngày 7, ngày 14 và 21 sau bỏng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Marck R. E., Montagne H. L., Tuinebreijer W. E. et al. (2013). Time course of thrombocytes in burn patients and its predictive value for outcome. Burns, 39 (4), 714-722.
2. Cato L. D., Wearn C. M., Bishop J. R. et al. (2018). Platelet count: A predictor of sepsis and mortality in severe burns. Burns, 44 (2), 288-297.
3. Guo F., Wang X., Huan J. et al. (2012). Association of platelet counts decline and mortality in severely burnt patients. Journal of critical care, 27 (5), 529. e521-529. e527.
4. Gajbhiye A. S., Meshram M. và Kathod A. P. (2013). Platelet count as a prognostic indicator in burn septicemia. Indian Journal of Surgery, 75 (6), 444-448.
5. Andel D., Kamolz L.-P., Niedermayr M. et al. (2007). Which of the abbreviated burn severity index variables are having an impact on the hospital length of stay? Journal of burn care & research, 28 (1), 163-166.
6. Dellinger R. P., Levy M. M., Rhodes A. et al. (2013). Surviving Sepsis Campaign: international guidelines for management of severe sepsis and septic shock, 2012. Intensive care medicine, 39 (2), 165-228.
7. Sepsis A. B. A. C. C. o. B., Group I., Greenhalgh D. G. et al. (2007). American Burn Association consensus conference to define sepsis and infection in burns. Journal of burn care & research, 28 (6), 776-790.
8. Vardon-Bounes F., Ruiz S., Gratacap M.-P. et al. (2019). Platelets are critical key players in sepsis. International journal of molecular sciences, 20 (14), 3494.
9. Pavić M. và Milevoj L. (2007). Platelet count monitoring in burn patients. Biochemia Medica: Biochemia Medica, 17 (2), 212-219.
10. Qiu L., Chen C., Li S.-J. et al. (2017). Prognostic values of red blood cell distribution width, platelet count, and red cell distribution width-to-platelet ratio for severe burn injury. Scientific Reports, 7 (1), 1-7.
11. Osuka A., Ishihara T., Shimizu K. et al. (2019). Natural kinetics of blood cells following major burn: Impact of early decreases in white blood cells and platelets as prognostic markers of mortality. Burns, 45 (8), 1901-1907.