Sử dụng vạt cơ lưng rộng điều trị khuyết hổng thành ngực sau xạ trị ung thư vú (Thông báo lâm sàng)

Hoàng Thanh Tuấn1,, Vũ Quang Vinh1, Trần Vân Anh1, Đỗ Trung Quyết1, Tô Ngọc Hiếu2
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Loét vùng thành ngực sau trị ung thư vú là biến chứng thường gặp. Điều trị cần lấy bỏ toàn bộ ổ loét và vùng thâm nhiễm sau đó cần sử dụng vạt được cấp máu tốt để che phủ tổn khuyết [1]. Vạt da cơ lưng to là lựa chọn hàng đầu của các phẫu thuật viên tạo hình song để lại tổn thương tương đối nặng nề tại vị trí lấy vạt. 
Bệnh nhân Phạm Thị L., 55 tuổi, có ổ loét ngực phải sau xạ trị ung thư vú, vùng thâm nhiễm rộng kích thước 9 x 12cm, ổ loét sâu tới xương sườn, thoái hóa xương sườn dạng tinh bột. Chúng tôi đã tiến hành lấy toàn bộ vạt cơ lưng to che phủ hoàn toàn tổn khuyết, lấy da trung bình ghép lên vạt cơ, làm kín vết mổ, vùng cho vạt khâu kín kỳ đầu.
Kết quả sau mổ da ghép bám sống tốt, không có tình trạng nhiễm khuẩn, toác vết mổ hay rò vết mổ, vùng cho vạt liền hoàn toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fujioka M. (2014). Surgical reconstruction of radiation injuries. Advances in Wound Care, 3 (1): 25-37.
2. Dasgeb B., Phillips T. J. (2004). Osteoradionecrosis. 291-294.
3. Brenner P., Reichert B., Schäfers H. J., et al. (1995). Chest wall reconstruction by free latissimus dorsi flap 25 years after accidental exposure to a source of industrial irradiation. British Journal of Plastic Surgery, 48(6): 431-433.
4. Motegi S. I., Tamura A., Abe M., et al. (2007). Reverse latissimus dorsi musculocutaneous flap for reconstruction of lumbar radiation ulcer. The Journal of Dermatology, 34(8): 565-569.
5. Hoàng Thanh Tuấn, Vũ Quang Vinh, Trịnh Tuấn Dũng (2020). Evaluating the effectiveness of plastic surgery in the treatment of chronic dermal wounds caused by radiotherapy at national burn hospital. Tạp chí y dược học quân sự, Vol 45 N03 2020: 48-54.