Đánh giá nhu cầu y tế sau bão Linfa tại khu vực miền Trung Việt Nam bằng bộ công cụ đánh giá nhu cầu y tế của dự án ARCH

Lê Quốc Chiểu1, Nguyễn Tiến Dũng1,, Nguyễn Như Lâm1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát nhu cầu y tế sau bão Linfa và đánh giá tính khả thi của việc áp dụng bộ công cụ đánh giá nhu cầu y tế của Dự án ARCH tại các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vào tháng 10/2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng bộ công cụ đánh giá nhu cầu y tế của Dự án ARCH để đánh giá nhu cầu y tế tại 5 tỉnh miền Trung Việt Nam thông qua thu thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu và quan sát trực tiếp tại hiện trường.
Kết quả: Bộ công cụ đánh giá nhu cầu y tế gồm 29 biến số, có tính khái quát cao, đơn giản, dễ áp dụng trong thực tiễn và được cán bộ y tế cũng như người được phỏng vấn đánh giá tích cực. Khi sử dụng bộ công cụ này để đánh giá nhu cầu y tế sau thảm họa bão Linfa, các dữ liệu liên quan đến "Tình hình dân số và nhu cầu y tế", "Y tế công cộng" và "Cơ sở và dịch vụ y tế" đều được thu thập đầy đủ, không có biến số nào bị thiếu dữ liệu. Các kết quả thu được là cơ sở tốt để lập kế hoạch hỗ trợ y tế khẩn cấp cho các tỉnh miền Trung Việt Nam sau bão.
Kết luận và khuyến nghị: Bão Linfa đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân và các cơ sở y tế tại 5 tỉnh miền Trung Việt Nam. Bộ công cụ đánh giá nhu cầu y tế của Dự án ARCH là công cụ hữu ích và toàn diện trong việc đánh giá tác động y tế do bão gây ra.
Tuy nhiên, lượng thông tin trong bộ công cụ này khá nhiều, do đó cần có những điều chỉnh phù hợp để áp dụng hiệu quả trong thực tiễn ứng phó với thiên tai tại Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ibrahim A. Bani (2008). Health needs assessment. Journal of Family & Community Medicine. 15(1):13-20.
2. WHO (2019). Disaster in Viet Nam. Available: https://www.who.int/vietnam/health-topics/disasters.
3. Linh N. L, Paolo.S, Sarah K, et al (2021). Attribution of typhoon-induced torrential precipitation in Central Vietnam, October 2020. Climatic Change 169, 24. Available: https://doi.org/10.1007/s10584-021-03261-3.
4. ARCH project (2018). Handbook - Health Need Assessment Form by EMT (Version 2-4). 29-34. Available: https://www.jica.go.jp/Resource/project/english/thailand/023/materials/c8h0vm0000fdezyw-att/materials_29.pdf.
5. Miran W, Maria M.D, Rafael C.D, et al (2023). Outbreaks Following Natural Disasters: A Review of the Literature. Disaster Med Public Health Prep. 17(e444): doi: 10.1017/dmp.2023.96.
6. Minh Duc Tran (2020). State management of the national food security in Vietnam. INTERAGROMASH 2020. E3S Web of Conferences 175:08011. Available: https://doi.org/10.1051/e3sconf/202017508011.
7. The International Federation of Red Cross and Red Crescent Societies (2021). Epidemic Control Toolkit - Overview of needs assessment tools for health. Available: https://epidemics.ifrc.org/ sites/default/files/media/document/2022-09/Overview%20of%20tools%20for%20health%20needs%20assessments.pdf.
8. Wuthisuthimethawee P, Satthaphong S, Phongphuttha W, et al (2022). How the ARCH Project Could Contribute to Strengthening ASEAN Regional Capacities on Disaster Health Management (DHM). Prehosp Disaster Med. 37(1):30-43.
9. Sawin DA, Loeper R, Hymes JL (2023). Emergency Response to Natural Disasters: The Experience of Fresenius Medical Care. Kidney International Reports. Elsevier Inc. 8:392-6.
10. Wuthisuthimethawee P, Satthaphong S, Phongphuttha W, et al (2022). How the ARCH Project Could Contribute to Strengthening ASEAN Regional Capacities on Disaster Health Management (DHM). Prehosp Disaster Med. 21;37(1): S30-43.