Nghiên cứu khả năng dung nạp trên da lành và ảnh hưởng của Gel Nano cellulose khi dùng lâu dài trên động vật thực nghiệm.

Nguyễn Ngọc Tuấn1,, Lâm Thị Đan Chi1, Nguyễn Văn Thịnh1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vật liệu nanocellulose từ nuôi cấy vi khuẩn có tác dụng che phủ tạm thời vết thương. Nhung hươu chứa nhiều yếu tố tăng trưởng cần thiết cho quá trình liền vết thương như EGF, TGF, IGF... Vật liệu Gel Nanocellulose kết hợp chiết xuất nhung hươu (BC-A) do Trung tâm nghiên cứu triển khai khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với công ty TNHH Geneworld sản xuất, đạt tiêu chuẩn cơ sở. Để có cơ sở tiến hành trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu khả năng dung nạp trên da lành và ảnh hưởng của chế phẩm khi dùng lâu dài trên thỏ, thực hiện theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, WHO và OECD.
Nghiên cứu khả năng dung nạp trên da lành cho thấy chế phẩm không gây kích ứng, điểm kích ứng bằng 0. Chế phẩm khi dùng liều 5g trên diện tích da thỏ
rộng 30cm2 liên tục trong 30 ngày không gây rối loạn toàn thân, Không có sự thay đổi đáng kể (p > 0,05) về trọng lượng cơ thể, các chỉ số xét nghiệm huyết học và sinh hóa, điện tim, không quan sát thấy các tổn thương mô bệnh học tại gan, lách, thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Diete Klemm et al (2001); “Bacterial synthesid cellulose - artificial blood vessels for microsurgery”.In Prog. Polym. Sci. 26, 1561-1603
2. Bielecski S. et all (2000);”Bacterial cellulose”, Institute of technical Biochemical, Technical University of Lodz, Poland.
3. Bielecki S. (2006); “External and internal applications of microbial cellulose in medicine”, Institute of Technical Biochemistry, Faculty of Biotechnology and Food Sciences, Technical University of Lodz, Poland.
4. Rambo C. R. et all (2007), ”Template assisted synthesis of porous nanofibrous cellulose membranes for tissue engineering”, Materials science and engineering C 28(2008) 549-554.
5. Huỳnh Thị Ngọc Lan, Nguyễn văn Thanh (2006),“Nghiên cứu các đặc tính màng cellulose vi khuẩn từ Acetobacter xylinum sử dụng làm màng trị bỏng”, Dược học số 5, 2006.
6. Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Băng Tâm (2012); “Nghiên cứu tác dụng điều trị tại chỗ tổn thương bỏng của màng BC từ vi khuẩn Acetobacter xylinum” , Tạp chí Y học thảm họa và bỏng, tr 45-54
7. Chiara Rigo, Leitizia Ferroni, Ilaria Tocco et al. (2013); “Active Silver Nanoparticles for Wound Healing”; Int J Mol Sci. 2013 Mar; 14(3): 4817 - 4840.
8. Nguyễn Ngọc Tuấn, Đoàn Chí Thanh, Nguyễn Ngọc Thịnh (2019); “Nghiên cứu xác định độc tính cấp tinh và bán trường diễn của gel nanocellulose kết hợp chiết xuất nhung hươu”, tạp chí YHTH và bỏng, số 1, tr 20-21
9. OECD guideline for testing chemicals, OECD/OCDE 404; Acute Dermal Irritation/Corrosion, Adopted 24th April 2002.
10. OECD guideline for testing chemicals, OECD/OCDE 423; Repeated Dose 28-day Oral Toxicity Study in Rodents, Adopted 3rd October 2008.
11. Bộ Y tế Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996).Quy định về nghiên cứu dược lý các thuốc y học cổ truyền.Quyết định 371/QĐ-BYT.
12. WHO (1993): Research guidelines for evaluating the safety and efficacy of herbal medicines, Manila, Philippines, pp 35 - 41.
13. Abrham W.B. (1978): Techniques of animal and clinical toxicology, Med. pub. Chicago, pp 55 - 68.