So sánh đặc điểm và kết quả điều trị bỏng điện cao thế và hạ thế
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh đặc điểm và kết quả điều trị bỏng điện cao thế và hạ thế.
Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên 1205 bệnh nhân bỏng điện tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia trong 5 năm (2015 - 2019).
Kết quả cho thấy, bỏng điện chiếm 6,39% tổng số bệnh nhân bỏng nhập viện. Trong đó, nhóm bỏng điện cao thế chiếm 69,46%, chủ yếu là người lớn (89,96%) và do tai nạn lao động (84,83%) trong khi đó bệnh nhân bỏng điện hạ thế chủ yếu là trẻ em (50,82%), do tai nạn sinh hoạt (55,16%), cư trú ở nông thôn, chủ yếu gặp vào mùa hè, thu và nhập viện muộn (≥ 24h sau bỏng) hơn so với nhóm bỏng điện cao thế (p < 0,001).
Diện tích bỏng chung, diện tích bỏng sâu và tỷ lệ chấn thương kết hợp (3,58% so với 1,36%; p < 0,05) cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bỏng điện cao thế. Thêm vào đó, ở nhóm bỏng điện cao thế, số lần phẫu thuật, tỷ lệ cắt cụt chi thể hoặc tháo khớp lớn cao hơn đáng kể (28,02% so với 1,09%; p = 0,001; OR = 25,9), thời gian điều trị dài hơn (35 so với 25 ngày; p = 0,01). Ngoài ra, tỷ lệ các biến chứng như sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bỏng điện cao thế (p < 0,01).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kết quả điều trị, đặc điểm, bỏng điện
Tài liệu tham khảo
2. Gille J, Schmidt T, Dragu A, et al. Electrical injury - a dual center analysis of patient characteristics, therapeutic specifics and outcome predictors. Scand J Trauma Resusc Emerg Med. 2018; 26(1): 43.
3. Jiang MJ, Li Z, Xie WG. Epidemiological investigation on 2133 hospitalized patients with electrical burns. Zhonghua Shao Shang Za Zhi. 2017; 33(12): 732 - 737.
4. Kym D, Seo D, Hur G, et al. Epidemiology of electrical injury: differences between low-and high-voltage electrical injuries during a 7-year study period in South Korea. Scandinavian journal of surgery. 2015; 104 (2): 108 - 114.
5. Luz D, Millan L, Alessi M, et al. Electrical burns: a retrospective analysis across a 5-year period. Burns. 2009; 35(7): 1015 - 1019.
6. Waldmann V, Narayanan K, Combes N, et al. Electrical injury. BMJ. 2017: 357.
7. Shih JG, Shahrokhi S, Jeschke MG. Review of adult electrical burn injury outcomes worldwide: an analysis of low-voltage vs high-voltage electrical injury. Journal of Burn Care & Research. 2017; 38(1): e293 - e298.