Kết quả điều trị người cao tuổi bị bỏng và các yếu tố tiên lượng tử vong
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị và xác định các yếu tố nguy cơ tử vong ở người cao tuổi bị bỏng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên 586 người cao tuổi (≥ 60 tuổi) bị bỏng điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ ngày 01/01/2017 - 31/12/2019.
Các chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: Kết quả điều trị; các dữ liệu về tuổi, giới tính, nơi cư trú, tác nhân gây bỏng, diện tích bỏng chung và bỏng sâu, các bệnh lý mạn tính nặng kèm theo, các chấn thương kết hợp, biến chứng được thu thập và phân tích đơn biến và đa biến được tiến hành để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong ở người cao tuổi bị bỏng.
Kết quả: Tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi bị bỏng là 9,6%. Thời điểm tử vong trong vòng 3 ngày đầu sau bỏng chiếm tỷ lệ cao nhất (35,7%), tiếp theo là trong tuần thứ hai sau bỏng (28,6%). Tỷ lệ tử vong ở nam (12,7%) cao hơn nữ (5,5%); nhóm bệnh nhân sống ở nông thôn (10,5%) cao hơn thành thị (8,1%). Nhóm tuổi từ 70 - 79 tuổi tỷ lệ tử vong cao nhất (11,8%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 60 - 69 (9,3%) và ≥ 80 tuổi (7,0%). Theo tác nhân: Bỏng lửa có tỷ lệ tử vong cao nhất (19,7%). Theo hoàn cảnh bị bỏng: Tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích cao nhất (50%). Tỷ lệ tử vong tăng tỷ lệ thuận với diện tích bỏng chung và bỏng sâu (p < 0,05), khi có các biến chứng sốc bỏng, suy đa tạng, suy thận và sốc nhiễm khuẩn (p < 0,01); trong đó tăng rất cao ở nhóm người bệnh có diện tích bỏng chung ≥ 40% DTCT (64,4%), bỏng sâu > 20% DTCT (> 50%), nếu bỏng sâu ≥ 40% DTCT: tỷ lệ tử vong tới 94,1%. Tỷ lệ tử vong rất cao ở nhóm người bệnh bị bỏng hô hấp (95,8%). Phân tích đa biến cho thấy, bỏng hô hấp và biến chứng suy đa tạng là yếu tố độc lập với tử vong ở người cao tuổi bị bỏng (p < 0,05).
Kết luận: Mặc dù đã có những tiến bộ trong điều trị, nhưng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi bị bỏng còn cao, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân bỏng hô hấp, bệnh nhân có diện tích bỏng chung ≥ 40% DTCT, bệnh nhân bị bỏng sâu ≥ 40% DTCT; khi có các biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người già, tổn thương bỏng, yếu tố nguy cơ, tỷ lệ tử vong
Tài liệu tham khảo
2. Học viện Quân y (2018), Giáo trình Bỏng dùng cho đào tạo trình độ sau đại học, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
3. C. Smolle, J. Cambiaso-Daniel, A. A. Forbes. et al (2017), Recent trends in burn epidemiology worldwide: A systematic review. Burns, 43 (2), 249-257.
4. J. Hwee, C. Song, K. C. Tan. et al (2016), The trends of burns epidemiology in a tropical regional burns centre. Burns, 42 (3), 682-686.
5. Y. Zheng, G. Lin, R. Zhan. et al (2019), Epidemiological analysis of 9,779 burn patients in China: An eight‑year retrospective study at a major burn center in southwest China. Experimental and Therapeutic Medicine, 17 (4), 2847-2854.
6. W. Cheng, S. Wang, C. Shen. et al (2018), Epidemiology of hospitalized burn patients in China: A systematic review. Burns Open, 2 (1), 8-16.
7. Đoàn Chí Thanh và CS (2020), Tình hình thu dung và điều trị bệnh nhân bỏng nội trú tại bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2019, Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng, 3, tr. 1-7.
8. T. Iqbal, M. Saaiq and Z. Ali (2013), Epidemiology and outcome of burns: early experience at the country's first national burns centre. Burns, 39 (2), 358-362.
9. S. Dissanaike and M. Rahimi (2009), Epidemiology of burn injuries: highlighting cultural and socio-demographic aspects. International review of psychiatry, 21 (6), 505-511.
10. D. C. Santos, F. Barros, N. Gomes. et al (2017), The effect of comorbidities and complications on the mortality of burned patients. Annals of burns and fire disasters, 30 (2), 103.
11. S.A. Emami, S. A. Motevalian, M. Momeni. et al (2016), The epidemiology of geriatric burns in Iran: A national burn registry-based study. Burns, 42 (5), 1128-32.
12. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Như Lâm (2012), Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng do tai nạn lao động. Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng, 1-2012,
13. Nguyễn Như Lâm (2014), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bỏng nặng ở trẻ em tuổi trước học đường Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng, 1-2014, 32-36.
14. Nguyễn Viết Lượng (2014), Một số đặc điểm của bệnh nhân bỏng nặng và các biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân bỏng nặng điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu Viện bỏng Quốc gia. Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng, 1-2014, 25-31.
15. H. T. C. Lip, J. H. Tan, M. Thomas. et al (2019), Survival analysis and mortality predictors of hospitalized severe burn victims in a Malaysian burn intensive care unit. Burns & Trauma, 7 (1), 3.
16. H. Li, Z. Yao, J. Tan. et al (2017), Epidemiology and outcome analysis of 6325 burn patients: a five-year retrospective study in a major burn center in Southwest China. Scientific reports, 7, 46066.