Đặc điểm quân nhân bị bỏng điều trị tại bệnh viện bỏng quốc gia trong 10 năm (2008 - 2017)

Ngô Minh Đức1,
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với các mục tiêu như sau: (1) Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ học và (2) đánh giá kết quả điều trị quân nhân bị bỏng từ năm 2008 đến 2017 tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, thống kê, mô tả dựa trên 311 hồ sơ bệnh án quân nhân bị bỏng điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia, thời gian vào viện từ ngày 01/01/2008 đến 31/12/2017.
Kết quả:
Tỷ lệ Nam/Nữ là 8,4/1 (98,39%/10,61%). 53,4% trường hợp bị bỏng thuộc bộ phận công tác tại thao trường, công xưởng. Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), công nhân viên quốc phòng (CNVQP) là nhóm đối tượng bị bỏng cao nhất (38,6%). Nguyên nhân gây bỏng chủ yếu do lửa, nhiệt ướt (43,09%, 24,76%). Chủ yếu do tai nạn sinh hoạt (75,2%), xảy ra tại nơi không phải nơi làm việc (74,6%). Bệnh nhân chủ yếu là bỏng nhẹ (chiếm 54,02%). Chấn thương kết hợp chiếm 1,61%. Bỏng hô hấp chiếm 2,25%. Tỷ lệ sơ cứu đúng là 71,7%, tại công xưởng là 61,4%. Sơ cấp cứu đúng giảm tỷ lệ bị bỏng sâu (25,11% so với 60,23%, p < 0,01). Bỏng do TNLĐ chiếm tỷ lệ cao nhất ở quân nhân làm việc tại công xưởng, nhà máy và có tỷ lệ bệnh nhân nặng là cao nhất.
Ngày nằm trung bình của bệnh nhân quân bị bỏng là 17,04 ± 15,25 ngày. Ngày nằm kéo dài với bệnh nhân bị bỏng điện (27,79 ± 21,124 ngày, p < 0,01), hay khi bỏng rộng, độ sâu lớn, sơ cấp cứu không đúng. Số lần phẫu thuật trung bình ở bệnh nhân bỏng sâu là 2,33 lần. Cao hơn ở bệnh nhân là QNCN, ở bệnh nhân bị bỏng điện, bỏng lửa, bỏng vừa và nặng, ở bệnh nhân bỏng rộng, độ sâu lớn. Tỷ lệ tử vong chung là 1,9% (100% là bỏng lửa, bỏng trên 40% DTCT, bỏng sâu trên > 10% DTCT).
Kết luận: QNCN, CNVQP là nhóm đối tượng bị bỏng cao nhất, nguy cơ bị bỏng do TNLĐ làm việc tại công xưởng, nhà máy và bị bỏng nặng. Cần cải thiện kiến thức sơ cấp cứu bỏng ở quân nhân và có công tác dự phòng tốt với nguyên nhân bỏng do điện và do lửa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lâm Đan Chi, Mai Xuân Thảo, Đỗ Lương Tuấn và cs (2015) Nghiên cứu tình hình thu dung điều trị bệnh nhân bỏng do điện năng tại khoa hồi sức cấp cứu và khoa chữa bỏng người lớn - Viện Bỏng Quốc Gia từ tháng 1/2012 - 12/2013. Y học thảm họa và Bỏng, 2/2015, 115-123.
2. Trần Đoàn Đạo (2015) Tình hình điều trị bỏng và di chứng bỏng tại bệnh viện Chợ Rấy trong 3 năm 2012 - 2014. Y học thảm họa và Bỏng, 2/2015, 25-29.
3. Yao Y., Liu Y., Zhou J.. et al. (2011) The epidemiology of civilian inpatients’ burns in Chinese military hospitals, 2001-2007. Burns, 37 (6), 1023-1032.
4. Ahachi C., Fadeyibi I., Chira M.. et al. (2017) The socio-economic impact of burns in Lagos, Nigeria: a one-year prospective study. Annals of Burns and Fire Disasters, 30 (3), 205.
5. D'arpa N., Napoli B. and Masellis M. (1993) The influence of a variety of parameters on the outcome of the burn disease in elderly patients. Diabetes, 8, 3.1.
6. Garmel G. M. and Mahadevan S. V. (2012) An introduction to clinical emergency medicine, Cambridge University Press,
7. Hwee J., Song C., Tan K. C.. et al. (2016) The trends of burns epidemiology in a tropical regional burns centre. Burns, 42 (3), 682-686.
8. Iqbal T., Saaiq M., and Ali Z. (2013) Epidemiology and outcome of burns: early experience at the country's first national burns centre. Burns, 39 (2), 358-362.
9. Li H., Yao Z., Tan J.. et al. (2017) Epidemiology and outcome analysis of 6325 burn patients: a five-year retrospective study in a major burn center in Southwest China. Scientific reports, 7, 46066.
10. Wardhana A., Basuki A., Prameswara A. D. H.. et al. (2017) The epidemiology of burns in Indonesia’s national referral burn center from 2013 to 2015. Burns Open, 1 (2), 67-73.
11. Ye C., Wang X., Zhang Y.. et al. (2016) Ten-year epidemiology of chemical burns in western Zhejiang Province, China. Burns, 42 (3), 668-674.
12. Xiaoming Fan, Ma B., Zeng D.. et al. (2017) Burns in a major burns center in East China from 2005 to 2014: Incidence and outcome. Burns, 43 (7), 1586-1595.