Đánh giá tác dụng điều trị tại chỗ vết thương chậm liền của dung dịch Ceri Nitrat 1,75%
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn và an toàn của dung dịch Ceri Nitrat 1,75% do Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác sản xuất tại vết bỏng chậm liền.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có vết bỏng chậm liền điều trị tại Khoa Phục hồi Chức năng - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác; đánh giá dựa trên các chỉ tiêu diễn biến lâm sàng, cận lâm sàng, vi sinh vật, so sánh tác dụng điều trị của dung dịch Ceri Ntirat với dung dịch Betadin.
Kết quả cho thấy tại vùng nghiên cứu, tình trạng viêm nề, dịch xuất tiết giảm rõ rệt so với vùng so sánh. Số lượng vi khuẩn tại bề mặt vết thương sau 1 tuần điều trị đều giảm cả 2 vùng. Thời gian điều trị được rút ngắn rõ rệt. Không xuất hiện phản ứng phụ toàn thân và tại chỗ, các chỉ số xét nghiệm huyết học và sinh hóa không bị rối loạn.
Kết luận: Dung dịch Ceri Nitrat 1.75% điều trị tại chỗ an toàn, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi liền vết thương.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ceri Nitrat, vết bỏng chậm liền
Tài liệu tham khảo
2. Kremer B, Schoeneneberger G.A, Schoelmerich J et al. (1981). The present status of research in burn toxins. Intensive Care Med 7:77-87.
3. Deveci M, Eski M, Sengezer M, Kisa U (2000). Effects of cerium nitrate bathing and prompt burn wound excision on IL-6 and TNF-α levels in burned rats. Burns, Volume 26, Issue 1, Pages 41-45, February.
4. Eski M, Firat Ozer, Cemal Firat, Doğan Alhan, Nuri Arslan, Tolga Senturk (2012). Cerium nitrate treatment prevents progressive tissue necrosis in the zone of stasis following the burn, Burns, Volume 38, Issue 2, Pages 283-289, March.
5. Wolf SE, Arnoldo BD (2013). The year in burns 2012. Burns, 39 (2013), 1501-1513.
6. National Pressure Ulcer Advisory Panel (2016), NPUAP Pressure Injury Stages, http://www.npuap.org/
7. George Han and Roger Ceilley (2017). “Chronic Wound Healing: A Review of Current Management and Treatments”. Adv Ther. 2017; 34(3): 599-610.
8. Garner JP, Heppell PS (2005). Cerium nitrate in the management of burns Burns. Aug; 31(5):539-47.
9. Heruzo C.R, Garcia T.V, Rey-Calero J, Vizcaino M.J (1992), “Evaluation of the penetration strength, bactericidal efficacy and spectrum of action of several antibacterial creams against microorganisms in a burn centre”. Burns 18:39-44.
10. Azevedo MM, Cobrado L, Silva Dias A, Ramalho P, Pina-Vaz C and Rodrigues AG (2013); Antibiofilm Effect of Cerium Nitrate against Bacteria and Yeast; SOJ Microbiology & Infectious Diseases, Dec. 27, 2013.
11. Silva-Dias A, Miranda IM, Branco J (2015). In vitro antifungal activity and in vivo antibiofilm activity of cerium nitrate against Candida species. J Antimicrob Chemother. 2015; 70:1083-1093.
12. Dadalti P, Lupi O, Cruz E (2007). Silver sulphadiazine and cerium nitrate on chronic leg ulcers. J Am Aca Dermatol 56(2):208-210.
13. Abdalla S (2003). Silver sulphadiazine and cerium nitrate in venous ulcers: two case reports. A Bras Dermatol 78(2):227-33.
14. Evans CH (1983), “Interesting and useful biochemical properties of lanthanides”. Trends Biochem Sci. 1983;445-449.
15. Scheidegger D, Sparkes B.G, Luscher N et al. (1992). Survival in major burn injuries treated by one bathing in cerium nitrate. Burns 18(4):296-300.