Nghiên cứu thu hồi, bảo quản da đồng loại bằng Glycerol 85% để điều trị vết thương, vết bỏng

Chu Anh Tuấn1,, Đinh Văn Hân1, Nguyễn Quang Đông1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Từ những năm đầu 1980, Ngân hàng da Châu Âu đã nghiên cứu sử dụng Glycerol 85% trong bảo quản da đồng loại. Da đồng loại bảo quản trong Glyceron (Glycerol preserved allograft - GPA) được thử nghiệm trên lâm sàng lần đầu tiên vào năm 1984 tại Trung tâm Bỏng, Bệnh viện Chữ thập đỏ Beverwijk, Hà Lan. Từ năm 1991, GPA trở thành “tiêu chuẩn vàng” trong che phủ tạm thời vết thương bỏng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng quy trình thu hồi, bảo quản da đồng loại bằng Glycerol 85% và ứng dụng chế tạo 200 tấm da đồng loại bảo quản bằng Glycerol 85%. Qua theo dõi cho thấy, dung dịch Glycerol 85% có tác dụng diệt khuẩn và vi nấm, sau 3 tháng bảo quản thì xét nghiệm vi khuẩn, vi nấm đều trở nên âm tính; đồng thời hình thái cấu trúc mô của da bảo quản bằng Glycerol 85% không bị thay đổi trong thời gian bảo quản. Đây là cơ sở để ứng dụng tấm da đồng loại bảo quản bằng Glycerol 85% trong điều trị vết thương, vết bỏng.

Chi tiết bài viết

Author Biography

Chu Anh Tuấn, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Từ những năm đầu 1980, Ngân hàng da Châu Âu đã nghiên cứu sử dụng Glycerol 85% trong bảo quản da đồng loại. Da đồng loại bảo quản trong Glyceron (Glycerol preserved allograft - GPA) được thử nghiệm trên lâm sàng lần đầu tiên vào năm 1984 tại Trung tâm Bỏng, Bệnh viện Chữ thập đỏ Beverwijk, Hà Lan. Từ năm 1991, GPA trở thành “tiêu chuẩn vàng” trong che phủ tạm thời vết thương bỏng.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng quy trình thu hồi, bảo quản da đồng loại bằng Glycerol 85% và ứng dụng chế tạo 200 tấm da đồng loại bảo quản bằng Glycerol 85%. Qua theo dõi cho thấy, dung dịch Glycerol 85% có tác dụng diệt khuẩn và vi nấm, sau 3 tháng bảo quản thì xét nghiệm vi khuẩn, vi nấm đều trở nên âm tính; đồng thời hình thái cấu trúc mô của da bảo quản bằng Glycerol 85% không bị thay đổi trong thời gian bảo quản. Đây là cơ sở để ứng dụng tấm da đồng loại bảo quản bằng Glycerol 85% trong điều trị vết thương, vết bỏng.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 28/2012/TT-BYT quy định “Danh mục bệnh mà người mắc đó không được lấy mô, bộ phận cơ thể để ghép cho người bệnh”.
2. Đinh Văn Hân (2011), “Nghiên cứu thu hồi, xử lý và bảo quản tươi da đồng loại để điều trị bỏng sâu diện tích rộng”; Tạp chí Y học thảm họa & Bỏng, số 3, tr. 23-31.
3. Đinh Văn Hân (2012), “Nghiên cứu ban đầu về bảo quản da đồng loại trong glycerol 85% để điều trị vết thương bỏng sâu” Tạp chí Y học thảm hoạ và Bỏng.4: 28-34.
4. Đinh Văn Hân, Ngô Ngọc Hà (2014), “Đánh giá sự thay đổi về khía cạnh vi sinh và hình thái mô tế bào của da đồng loại trong quá trình thu hồi, xử lý và bảo quản lạnh sâu”, Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng, số 1, trang 49-58.
5. Lê Năm (2003) Nghiên cứu sử dụng ghép da đồng loại lấy từ người thân điều trị bệnh nhân bỏng sâu diện tích rộng, Báo cáo Tổng kết đề tài cấp Bộ Quốc Phòng.
6. Lê Năm (2014), Nghiên cứu xây dựng quy trình thu nhận, xử lý và bảo quản một số loại mô ghép; Báo cáo Tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước.
7. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Số 75/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
8. Lê Thế Trung (2003), Bỏng - những kiến thức chuyên ngành, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
9. Astegiano S, Alotto D, Castagnoli C et all (2012), “In vitro CMV-infection model in fresh and glycerolized skin graft”, New Microbiol. 2012 Jan; 35 (1): 67-71.
10. Balasubramani M., Kumar T. R. and Babu M. (2001), “Skin substitutes: a review”. Burns.27 (5): 534-544.
11. Brusselaers N., Pirayesh A., Hoeksema H.. et al. (2010), “Skin replacement in burn wounds”, Journal of Trauma and Acute Care Surgery.68 (2): 490-501.
12. Cameron P. U., Pagnon J. C., van Baare J.. et al. (2000), “Efficacy and kinetics of glycerol inactivation of HIV‐1 in split skin grafts”, Journal of medical virology.60 (2): 182-188.
13. Kua EH, Goh CQ, Ting Y et all (2012), “Comparing the use of glycerol preserved and cryopreserved allogenic skin for the treatment of severe burns: differences in clinical outcomes and in vitro tissue viability”, Cell Tisue Bank, 13(2): 269-79.
14. Liangpeng Ge, Zhenggen Huang and Hong Wei (2011), “Skin Grafts Preservation”, In Skin Grafts - Indication, Application and Current Research; Publisher InTech.
15. Pianigiani E et all (2005), “Skin bank organization”, Clin Dermatol, 23(4): 353-6.
16. Pianigiani E et all (2010), “Processing efficacy in relation to microbial contamination of skin allograft from 723 donors”. Burns, Vol. 36, Issue 3: 347-351.
17. Richters C., Hoekstra M., Van Baare J.. et al. (1996), “Morphology of glycerol-preserved human cadaver skin”, Burns.22 (2): 113-116.
18. Tognetti L, Pianigiani E, Ierardi F et al. (2017), “Current insights into skin banking: storage, preservation and clinical importance of skin allografts”, Journal of Biorepository Science for Applied Medicine, Volume 5, pp. 41 - 56.
19. Van Baare J., Buitenwerf J., Hoekstra M.. et al. (1994), “Virucidal effect of glycerol as used in donor skin preservation”, Burns.20: S77-S80.
20. Van Baare J., Cameron PU, Vardaxis N et all (1998), “Comparison of glycerol preservation with cry preservation methods on HIV-1 inactivation”, J Burn Care Rehabil, 19 (6): 496-500.
21. Van Baare J, Ligtvoet EE, Middelkoop E (1998), “Microbiological evaluation of glycerolized cadaveric donor skin”, Transplantation, 65(7): 966-70.
22. Vloemans A., Middelkoop E. and Kreis R. (2002) “A historical appraisal of the use of cryopreserved and glycerol-preserved allograft skin in the treatment of partial-thickness burns”. Burns.28: 16-20.
23. Zidan SM, Eleowa SA (2014), “Banking and use of glycerol preserved full-thickness skin allograft harvested from body contouring procedures”, Burns, 40 (4): 641-7.