Nghiên cứu giảm đau đường tĩnh mạch bằng Fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển sau phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ

Lê Hải Trung1,, Nguyễn Ngọc Thạch1, Trần Thanh Tuấn1, Nguyễn Hồng Thái1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau đường tĩnh mạch bằng Fentanyl bệnh nhân tự điều khiển sau phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tính an toàn của phương pháp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, can thiệp trên 46 bệnh nhân tại Trung tâm PTTH Thẩm mỹ và tái tạo - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, có chỉ định phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ dưới gây mê nội khí quản/mask thanh quản tại Khoa Gây mê từ tháng 05/2019 - 08/2019. Bệnh nhân nghiên cứu có tuổi từ 18 - 60, có phân loại ASA I,II; không có chống chỉ định với Fentanyl.
Kết quả: Điểm VAS trung bình luôn < 4 trong quá trình giảm đau. So với thời điểm H0 điểm VAS trung bình khi nghỉ và khi vận động tại các thời điểm còn lại là tương đương. Điểm VAS trung bình khi nghỉ tại thời điểm H0 (2,02 ± 0,58) thấp hơn so với tác giả Seung Ho Choi - 2008 (7,0 ± 0,5) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, do chúng tôi truyền Fentanyl trước khi bệnh nhân tỉnh và rút mask thanh quản/ nội khí quản, cùng với lượng Fentanyl dùng trong phẫu thuật điều đó đảm bảo cho bệnh nhân giảm đau tối đa có thể. 100% bệnh nhân hài lòng với tác dụng giảm đau sau mổ. Phương pháp giảm đau an toàn, không có trường hợp nào bị ức chế hô hấp, rối loạn tuần hoàn, đau đầu, chóng mặt và ngứa. Mức độ an thần OAA/S4 là 15,22%, tỉ lệ buồn nôn, nôn là 6,52%.
Kết luận: Giảm đau đường tĩnh mạch do bệnh nhân tự điều khiển bằng Fentanyl liều nền 10mcg/giờ có hiệu quả giảm đau tốt và an toàn sau phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Kiên (2012), "Đau sau phẫu thuật", Giáo trình gây mê dùng cho đại học, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà nội, tr156-172.
2. Jeffrey A. Grass (2005), "Patient-controlled Analgesia", Anesth Analg, 101 (5): pp. 44-61.
3. Apfel CC (2010), “Nausea and vomiting in day-case anesthesia: Rish score, prophylaxis and rescue therapy”. European Society of Anaesthesiology. 02RC2: pp. 1-7.
4. Chen CL et al. (1992), “The efficacy of intravenous fentanyl patient-controlled analgesia for postoperative pain relief”, Ma Zui Xue Za Zhi. 30 (4): 251-8.
5. Jihoon Hwang et al. (2020), ”Continuous Fentanyl Background Infusion Regimen Optimised by Patient-Controlled Analgesia for Acute Postoperative Pain Management: A Randomised Controlled Trial”. J Clin Med. 9(1): 211
6. Seokyung Shin et al. (2014), “Finding the 'Ideal' Regimen for Fentanyl-Based Intravenous Patient-Controlled Analgesia: How to Give and What to Mix?” Yonsei Med J. 55(3): 800-806.
7. Jong-Yeop Kim et al. (2013), “The efficacy of the time-scheduled decremental continuous infusion of fentanyl for postoperative patient-controlled analgesia after total intravenous anesthesia”, Korean J Anesthesiol. 65(6): 544-551.
8. Seung Ho Choi et al. (2008), “Comparison of Remifentanil and Fentanyl for Postoperative Pain Control after Abdominal Hysterectomy”, Yonsei Med J. 49(2): 204-210.