Biến đổi số lượng tiểu cầu máu ngoại vi của bệnh nhân bỏng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu sự biến đổi số lượng tiểu cầu (SLTC) máu ngoại vi của bệnh nhân bỏng vừa, nặng và rất nặng trong 10 ngày đầu sau bỏng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 123 bệnh nhân bỏng vừa, nặng và rất nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 4/2019 đến 9/2020. Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: Số lượng tiểu cầu trung bình ngay sau khi bị bỏng là 240,48 ± 80,73 G/l. Ngày thứ 3 sau bỏng 121,71 ± 73,09G/l, số bệnh nhân có tiểu cầu giảm dưới 100 G/l là 39,84% số bệnh nhân. Số lượng tiểu cầu ngày thứ 7 và 10 sau bỏng là 207,33 ± 119,42G/l và 285,85 ± 162,43G/l. Không có sự khác biệt nhiều về số lượng tiểu cầu của các nhóm bệnh nhân bỏng vừa, nặng và rất nặng (p > 0,05) tại các thời điểm theo dõi. Tỷ lệ số bệnh nhân tiểu cầu < 100G/l của bệnh nhân rất nặng tại ngày thứ 3 và 5 tương ứng 39,84% và 34,96%.
Kết luận: Không có biến đổi về số lượng tiểu cầu ở ngày thứ nhất sau khi bị bỏng. Tiểu cầu thấp nhất ở ngày thứ 3 sau bỏng cả về số lượng và số bệnh nhân có tiểu cầu giảm dưới 100G/l. Số lượng tiểu cầu phục hồi dần vào ngày thứ 7 và 10 sau bỏng. Không có sự khác biệt về số lượng tiểu cầu của các nhóm bệnh nhân bỏng vừa, nặng và rất nặng tại các thời điểm (p > 0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiểu cầu, bỏng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Đạt Anh (2012). Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng. NXB Y học.
3. Y Takashima (1997). Blood platelets in severely injured burned patients Burns. Nov-Dec 1997;23(7-8):591-5.
4. Sarda DK, Dagwade AM, Lohiya S, et al (2005). Evaluation of platelet count as a prognostic indicator in early detection of post-burn septicemia. Bombay Hosp J. 2005;47(3):3-6.
5. EI-Sonbaty M.A., EI-0tiefy M.A. (1996), “Haematological chang in severely burned patients”, Annals of Burns and Fire Disasters - vol. IX - n. 4 - December 1996.
6. Marina Pavić, Lara Milevoj (2007). Platelet count monitoring in burn patients. Biochemia Medica 2007;17(2):212-9
7. Surya Prakash, Chhaya Rani Shevra, Dwijendra Nath (2020). Evaluation of burn sepsis with reference to platelet count as a prognostic indicator https://www.cjhr.org/article.asp?issn=23483334;year=2020;volume=7;issue=3;spage=193;epage=196;aulast=Prakash
8. Levi M, van der Poll T. (2017), Coagulation and sepsis (2017). Thromb Res. 2017;149:38-44.