Kiểm soát đường thở ở bệnh nhân sẹo bỏng co kéo mức độ nặng vùng cằm cổ bằng nội soi khí phế quản để phẫu thuật chuyển vạt vi phẫu

Lê Hải Trung1,, Nguyễn Văn Quỳnh1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đường thở khó thường gặp ở bệnh nhân có sẹo bỏng co kéo vùng cằm cổ. Có nhiều phương pháp tiếp cận với đường thở khó, một trong số đó là đặt ống nội khí quản qua nội soi ống mềm. Vào ngày 05/01/2022, chúng tôi đã kiểm soát đường thở thành công cho bệnh nhân có sẹo bỏng co kéo mức độ nặng vùng cằm cổ bằng nội soi phế quản ống mềm.
Giới thiệu ca bệnh: Bệnh nhân Trần Thị H., 43 tuổi, bị bỏng lửa 33 năm trước để lại di chứng sẹo co kéo vùng cằm cổ. Ngày 02/12/2021, bệnh nhân vào Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình, Thẩm mỹ và Tái tạo, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác điều trị trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hô hấp và huyết động ổn định, bụng mềm, bài niệu tự chủ, không có bệnh lý kết hợp, không dị ứng.
Tại chỗ: Sẹo co kéo vùng cằm cổ mức độ nặng. Kết quả xét nghiệm trước mổ nằm trong giới hạn bình thường. Lúc 08h00 ngày 05/1/2022, bệnh nhân vào phòng mổ với chẩn đoán sẹo co kéo vùng cằm cổ, phương pháp phẫu thuật là chuyển vạt vi phẫu và phương pháp vô cảm là gây mê nội khí quản sau khi kiểm soát đường thở bằng nội soi ống mềm. Quá trình gây mê và phẫu thuật diễn ra an toàn.
Kết luận: Đặt nội khí quản qua nội soi ống mềm tỏ ra là phương pháp tiếp cận đường thở khó hiệu quả và an toàn ở bệnh nhân có sẹo bỏng co kéo vùng cằm cổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Học viện Quân y, Kiểm soát đường thở khó, Giáo trình gây mê, tập 1, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr 212, 2019.
2. Totoz, T., Erkalp, K., Taskin, S., Dalkilinc, U., & Selcan, A. (2018). Use of Awake Flexible Fiberoptic Bronchoscopic Nasal Intubation in Secure Airway Management for Reconstructive Surgery in a Pediatric Patient with Burn Contracture of the Neck. Case reports in anesthesiology, 2018, 8981561.
3. Han, T. H., Teissler, H., Han, R. J., Gaines, J. D., & Nguyen, T. Q. (2012). Managing difficult airways in patients with post-burn mentosternal and circumoral scar contractures. International journal of burns and trauma, 2(2), 80-85.
4. Park, C. D., Lee, H. K., Yim, J. Y., & Kang, I. H. (2013). Anesthetic management for a patient with severe mento-sternal contracture: difficult airway and scarce venous access -A case report-. Korean Journal of anesthesiology, 64(1), 61-64.
5. Sahajanandhan, R., Saravanan, P. A., Ponniah, M., Jacob, J. I., Gupta, A. K., & Nambi, G. I. (2010). Post-burn contracture neck with extreme microstomia and fibrosed obliterated nose: a unique airway challenge. The National medical journal of India, 23(5), 281-282.
6. Alejandro BBM, Alejandro SLR, Edith FUC, et al. Airway management in patient with retractable scar in neck: a case report. J Anesth Crit Care Open Access. 2020;12(3):84-90.